Giảm thuế, giãn nộp thuế: Một "mũi tên" trúng nhiều đích
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn / Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas của Việt Nam
Giảm 30% tiền thuê đất, mặt nước năm 2022
Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 01 để thực hiện Nghị quyết 07 của Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Dự kiến số tiền thuê đất, mặt nước được giảm năm 2022 sẽ vào khoảng 3.500 tỷ đồng. Đồng thời, trong dự thảo mới đây,Bộ Tài chínhcũng tiếp tục đề xuất với Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, mặt nước cho cả năm 2023.
Bộ Tài chính cho biết, đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều đất trong sản xuất, kinh doanh như bất động sản, nông nghiệp, khai khoáng... gặp khó khăn do tín dụng thắt chặt, nhu cầu thị trường giảm.
Đề xuất giãn nộp thuế năm 2023
Bộ Tài chính mới đây cũng đề xuất tiếp tục gia hạn tiền thuế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh năm 2023 giống như chính sách đã thực hiện năm 2022. Bộ đề xuất gia hạn nộp 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng, gia hạn nộp 3 tháng đối vớithuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp 6 tháng đối với tiền thuê đất.
Các đề xuất này đã được doanh nghiệp và các chuyên gia đánh cao, được kỳ vọng tạo động lực mới cho doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, phát triển.
Công ty XNK Mây tren đan Đoàn Kết 1 cho biết, quý I năm nay do ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu nên số lượng đơn hàng của có giảm so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy những sự hỗ trợ dù nhỏ lúc này đối với doanh nghiệp cũng có nhiều ý nghĩa.
Với số tiền thuê đất, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cả tỷ đồng, doanh nghiệp tự tính nếu tiếp tục được giảm tiền thuê đất và giãn nộp thuế như năm 2022 sẽ có thêm dòng vốn để đưa vào sản xuất.
"Nếu được giãn thuế và giảm tiền thuê đất, doanh nghiệp chúng ta đỡ được hàng tỷ đồng. Chúng tôi sẽ dùng số tiền này tập trung vào mua nguyên liệu, tái tạo sản xuất, vượt lên lúc khó khăn", ông Bùi Đắc Lập - Tổng giám đốc Công ty XNK Mây tren đan Đoàn Kết 1 cho hay.
Sản xuất tại Công ty XNK Mây tren đan Đoàn Kết 1.
Đối với ngành dệt may, quý I2023 đang phải đối diện với nhiều thách thức khi đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá. Chính vì vậy, với nhiều doanh nghiệp dệt may, việc giảm tiền thuê đất, giãn nộp thuế năm 2022 của Chính phủ và giờ đây là năm 2023 như một chiếc "phao cứu sinh" cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Giám đốc tài chính Công ty TNHH Thời Trang Star cho biết: "Chúng tôi dự kiến 2023 nếu Chính phủ duy trì gói hỗ trợ này tổng số tiền miễn giảm thuế, giãn thuế là hơn 10 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ để giúp chúng tôi có thể phục hồi, phát triển kinh doanh trong năm 2023".
Dự kiến, nếu được thông qua, số tiền gia hạn các loại thuế năm 2023 khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng.
Một mũi tên trúng nhiều đích
Các doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh phấn khởi với chính sách giảm tiền thuê đất, giãn nộp thuế, còn các chuyên gia đánh giá cao chính sách và coi đây là chính sách một mũi tên trúng nhiều đích. Bởi thực tế đã chứng minh, năm 2022 khi chính sách này được thực thi đã mang lại kết quả tốt cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.
233 nghìn tỷ đồng là số tiền thuế hàng chục nghìn doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã được miễn, giảm, gia hạn nộp trong năm 2022. Đồng nghĩa với việc đây như là một khoản tín dụng của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất 0%, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng vốn lưu động.
Nhờ vậy, năm 2022 các doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất, GDP đã tăng 8,02%. Còn ngân sách Nhà nước thì không những không giảm mà vẫn tăng vượt dự toán tới 27%. Như vậy, đây là một chính sách mà cả doanh nghiệp và Nhà nước đều có lợi.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM nhận định: "Chính sách này là một mũi tên trúng nhiều đích. Thay bằng Nhà nước thu, ngân sách vẫn tăng lên, chỉ có là giãn thời gian ra thu muộn hơn. Doanh nghiệp sử dụng dòng tiền vốn lưu động trong thời gian đó để cho tái tạo, doanh nghiệp phát triển hơn, tạo ra ổn định của nền kinh tế".
Các chuyên gia cho rằng, chính sách giảm thuế, giãn nộp thuế đã đúng và trúng, nhưng cũng cần phải thực hiện sớm. Ảnh minh họa.
"Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn về chi phí thì rất cần sự hỗ trợ. Lúc khó khăn nhất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, Quốc hội. Khi người ta được hỗ trợ sẽ từng bước vượt qua, đây gọi là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Đầu tiên Chính phủ sẽ khó khăn vì đáng lẽ sẽ dùng số tiền đó để chi tiêu nhưng lại nhường cho doanh nghiệp. Nhưng sau này doanh nghiệp phát triển, tình hình kinh tế, đất nước phát triển sẽ có doanh thu tăng thì tiền thuế sẽ tăng thu thêm vòng sau. Một mũi tên trúng nhiều đích, tác động giảm khó khăn cho doanh nghiệp nhưng lại mang lợi ích gián tiếp cho Chính phủ", bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hiệp Hội tư vấn Thuế đánh giá.
Các chuyên gia cũng cho rằng, chính sách giảm thuế, giãn nộp thuế đã đúng và trúng, nhưng cũng cần phải thực hiện sớm. Bởi việc giảm tiền thuê đất mới chỉ có quyết định cho năm 2022, trong khi những tháng đầu năm 2023 đã có nhiều doanh nghiệp phải nộp thuế, dẫn đến khó khăn cho công tác hạch toán.
Chính sách về giảm thuế, gia hạn nộp thuế cũng là một trong những giải pháp của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc thực hiện Nghị quyết 01 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc