Giao dịch sôi động trở lại trên thị trường chứng khoán
Mắc nhiều sai phạm, công ty đa cấp Herbalife Việt Nam, New Image Việt Nam và Hoằng Đạt bị phạt nặng / Tigerair Taiwan mở đường bay Đài Bắc – Đà Nẵng
Bốn từ khóa là các dấu hiệu của sự sôi động này, đó là: Thanh khoản - Khối ngoại - Tận dụng - Tiền gửi.
Thanh khoản xuất hiện phiên bùng nổ, tạo nền tảng mới
Những phiên giao dịch tỷ USD đã vắng bóng ít nhất 8 tháng qua, mãi đến ngày 6/12 vừa qua mới chính thức trở lại. Thực tế, sau khi thị trường giảm xuống 873 điểm và hồi phục, thanh khoản cũng liên tục nhích lên và tạo nên một phiên bùng nổ 1,1 tỷ USD, hoạt động giao dịch đã diễn ra sôi nổi trên cả 3 sàn.
Mặt bằng giá trị giao dịch trung bình trên thị trường hơn 1 tháng nay đã cao hơn khoảng 20% so với giai đoạn trước, những phiên giao dịch hàng tỷ cổ phiếu xuất hiện nhiều hơn và với các nhà đầu tư, đây là chỉ báo xu hướng quan trọng.
Mặt bằng giá trị giao dịch trung bình trên thị trường hơn 1 tháng nay đã cao hơn khoảng 20% so với giai đoạn trước, những phiên giao dịch hàng tỷ cổ phiếu xuất hiện nhiều hơn. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
"Nhu cầu mua bằng mọi giá tăng lên, có nhiều phiên họ đẩy mua giá trần. Thanh khoản tăng lên cũng là một trong những tín hiệu đầu tiên để nhận diện xu hướng giao dịch của thị trường. Thị trường giao dịch sôi động thì cơ hội kiếm tiền của nhà đầu tư cũng tăng cao", ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest, cho biết.
"Trong suốt tháng 12 này, giá trị giao dịch và khối lượng khớp lệnh đều tăng lên rất mạnh. Các hoạt động mua bán nhộn nhịp này là tiền đề cho những khởi đầu tốt cho năm 2023", ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh, Công ty CP Chứng khoán KBSV, đánh giá.
Theo các chuyên gia, điều khiến thanh khoản thị trường luôn tạo mặt bằng mới sau mỗi chu kỳ nằm ở dư địa phát triển số lượng nhà đầu tư còn rất lớn. Tỷ lệ tài khoản chứng khoán mới chỉ chiếm hơn 6% dân số, trong khi việc tiếp cận với kênh đầu tư này đang ngày một dễ dàng, giá trị giao dịch vì thế luôn tăng theo thời gian, dù có những giai đoạn điều chỉnh.
Khối ngoại mua ròng sôi động
Sự sôi động của thanh khoản còn được góp phần bởi dòng tiền ngoại khi các nhà đầu tư nước ngoài nhập cuộc rất quyết đoán và mạnh mẽ. Thậm chí ngay cả những phiên thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư ngoại lại mua vào mạnh hơn, làm trụ đỡ cho VN-Index.
Giao dịch của khối này trung bình chiếm khoảng 15 - 20% thanh khoản toàn thị trường, thậm chí có phiên chiếm tới 22%, cao gấp đôi giai đoạn trước. Đại diện một số quỹ lý giải cho động thái mua ròng tích cực của họ vừa qua.
"Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng trước các diễn biến của kinh tế trên toàn cầu. Nhưng tôi cho rằng, tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư vẫn giữ trạng thái mua vào chứ không phải là bán ra. Sau giai đoạn biến động,thị trường chứng khoán", ông Dominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital, cho biết.
"Nhà đầu tư Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là thị trường trọng điểm cần được ưu tiên khi xét tới tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính. Từ khi tham gia thị trường, chúng tôi đã tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần từ 300 tỷ lên hơn 3.000 tỷ ở thời điểm hiện tại và con số này chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới để có thể tận dụng tối đa đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam", ông Jeon Mun Cheol, Tổng giám đốc, Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam, cho hay.
Tận dụng gom cổ phần doanh nghiệp
Giai đoạn vừa qua không chỉ chứng kiến sự nhập cuộc mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài, mà còn là cơ hội để nhiều tổ chức tận dụng cơ hội nắm giữ lượng lớn cổ phần tại các doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình là giao dịch đột biến của cổ phiếu HPX - Công ty CP Đầu tư Hải Phát phiên 30/11, khối lượng lên tới 165 triệu cổ phiếu được trao tay, chiếm hơn 55% tổng số cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp.
Hay một mã bất động sản khác là NVL của Công ty CP Đầu tư địa ốc Nova, ít nhất đã có tới 3 phiên giao dịch hơn 100 triệu đơn vị sau chuỗi ngày giảm sàn liên tiếp.
Gần đây nhất là cổ phiếu VPD của Công ty CP Phát triển Điện lực Việt Nam được khối ngoại gom ròng gần 800 tỷ đồng trong phiên, chiếm gần 30% vốn hóa công ty.
"Khi các doanh nghiệp tiềm năng, thị giá giảm mạnh thì chắc chắn cơ hội M&A sẽ xuất hiện, tùy từng doanh nghiệp, yếu tố đấy còn phụ thuộc vào quỹ tham gia đầu tư tài chính hay quỹ đầu tư chiến lược. Thường quỹ đầu tư chiến lược mới có nhu cầu M&A, còn quỹ đầu tư tài chính thấy rẻ họ sẽ mua và bán ngay ra khi có thặng dư", ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest, cho hay.
Những nhân tố trên cũng đã thôi thúc nhiều nhà đầu tư hướng sự chú ý trở lại và chuẩn bị nguồn lực tham gia. Theo thống kê sơ bộ, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vừa qua đã tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng so với cuối quý III, đạt hơn 75.000 tỷ đồng. Cùng với nền thanh khoản, tâm lý trở lại vững vàng hơn, các nhà phân tích cho rằng, mức độ sẵn sàng giải ngân đang tăng lên.
Số dư tiền mặt tại các tài khoản chứng khoán tăng lên
Sau khi VN-Index tạo đáy vào giữa tháng 11, lượng tiền trong tài khoản nhà đầu tư đã tăng dần. Theo các chuyên gia, lượng tiền mặt này tăng lên thể hiện rủi ro của thị trường đã giảm và nhà đầu tư đang có sự chuẩn bị để nắm bắt cơ hội.
"Những nhà đầu tư, khách hàng lớn, họ đang để lượng tiền tương đối lớn cho việc sẵn sàng giải ngân cho mục tiêu đến cuối 2023 và cả 2024", ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích, Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt, nhận định.
Sau khi VN-Index tạo đáy vào giữa tháng 11, lượng tiền trong tài khoản nhà đầu tư đã tăng dần. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Cũng có một số phân tích thận trọng cho rằng, lượng tiền mặt trong tài khoản chứng khoán gần đây gia tăng thể hiện nhà đầu tư có khuynh hướng bán ra hoặc đứng ngoài thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản thời gian vừa qua cũng đã tăng lên tương ứng, tỷ lệ tiền mặt/thanh khoản trung bình cũng tăng lên, đạt gần 6 lần (cao hơn mức 5,2 lần so với quý III/2022), điều này cho thấy lượng tiền mặt tăng lên phần lớn là tiền được nạp thêm vào tài khoản.
"Thị trường hiện nay đang trong quá trình bình ổn. Thay vì chúng ta đi dự đoán thị trường thì tôi nghĩ mọi người nên chuẩn bị nguồn tiền của mình vững vàng, giả sử bạn đang có dòng tiền vững từ 3 - 5 năm", ông Nguyễn Tuấn Anh, Nhà sáng lập FinPeace, đánh giá.
Có thể thấy, với dư địa tăng trưởng trong trung và dài hạn được các tổ chức nhận định, dòng tiền lớn vẫn đang chờ đợi cơ hội đầu tư.
Những nhân tố sôi động này gần như là tất yếu khi thị trường đã hấp thụ hết các biến động trong năm nay, dòng tiền, tâm lý và sự hiện diện mạnh mẽ của khối ngoại đang mở ra nhiều điểm sáng, tạo tiền đề để thị trường có thêm nhiều cơ hội hồi phục trong năm 2023
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam