Giày da, dệt may “toát mồ hôi” với bài toán nguyên liệu và ô nhiễm
Lão nông Ninh Bình kiếm tiền tỷ nhờ con cá lóc bông / Làm giàu khác người: Thành tỷ phú nhờ đi nhặt thứ cả làng vứt đi
Đó là những thông tin chính được đại diện Hội da giày TP.HCM và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam chia sẻ trong buổi họp báo về Triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp Dệt may và Da giày 2018.
Nguồn nguyên liệu “èo uột”
Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội da giày TP.HCM cho biết, tăng trưởng của ngành da giày vào thời điểm trước năm 2010 là từ 15% – 21%. Thế nhưng, hiện nay thì tăng trưởng trung bình chỉ còn từ 10 – 12%.
Việc tăng trưởng chậm lại là vì nguồn nguyên phụ liệu chậm phát triển do các địa phương từ chối ngành thuộc da vì ô nhiễm. Trong khi đó, ngành thuộc da hoàn toàn có thể xử lý ô nhiễm được nhưng một số doanh nghiệp lại không chịu làm.
“Khó khăn nhất của ngành da giày là nguồn nguyên phụ liệu. Chính vì vậy, cần xây dựng nguồn nguyên phụ liệu riêng của ngành da giày để tăng trưởng tốt hơn, chứ không thể mãi ở mức trên dưới 10%. Ngành da giày đã phát triển gần 30 năm rồi mà nguồn nguyên phụ liệu vẫn cứ èo uột, chạy đầu này, chạy đầu kia để tìm chỗ sản xuất nguyên phụ liệu”, ông Khánh nói.
Cũng theo ông Khánh, thu nhập của lao động làm trong ngành da giày cũng đang bị giảm xuống. Lý do là ngày trước sản xuất da giày chỉ có Việt Nam, Ấn Độ nhưng hiện nay đã có thêm nhiều nước làm giày khác như Bangladesh, Myanmar, Campuchia nên “miếng bánh” phải chia đều dẫn tới sản lượng giảm, mà sản lượng giảm thì mức lương của người lao động cũng bị giảm theo.
Theo Ban tổ chức Triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp Dệt may và Da giày 2018 thì từ lâu, TP.HM đã không còn “đất” để phát triển da giày và dệt may do thành phố không khuyến khích phát triển hai ngành này. Bởi, da giày và dệt may cần lượng lao động rất lớn, đa phần những lao động này là người nhập cư. Trong khi thành phố lại đang quá đông dân nên những ngành nghề mang tính đột biến về dân cư và “nhạy cảm” về ô nhiễm môi trường thì không được khuyến khích.
Lao động lành nghề “hiếm như sâm”
Ông Nguyễn Bình An, Tổng thư ký Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam vẫn có tăng trưởng bình quân khoảng hơn 15%/năm trong suốt 18 năm qua.
Ngành dệt may luôn định hướng lấy xuất khẩu làm mục tiêu nên việc xuất khẩu trong thời gian qua là rất mạnh. Tỉ trọng xuất khẩu giữa doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp FDI (vốn nước ngoài) cũng đang có sự thay đổi và dịch chuyển lớn.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2000 – 2005 thì tỉ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp vốn trong nước là 60%, doanh nghiệp FDI là 40%. Tuy nhiên, hiện nay thì tỉ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp vốn trong nước chỉ còn 30% và doanh nghiệp FDI là 70%, thậm chí sắp tới là 20% và 80%.
Theo ông An, doanh nghiệp dệt may FDI đang “lấn át” các doanh nghiệp nội do các doanh nghiệp FDI có nhiều tiềm lực sẵn có tốt hơn như thị trường, nhân lực, đào tạo, công nghệ, nguồn nguyên phụ liệu…
Các doanh nghiệp FDI mang những lợi thế từ đất nước của mình để sang Việt Nam tận dụng nguồn lao động giá rẻ, giá đất tốt và điều kiện về môi trường chưa được siết chặt như các quốc gia phát triển khác.
Vấn đề tiếp theo của ngành dệt may đó là đứng từ góc độ chuỗi cung ứng toàn cầu di chuyển thì chuỗi cung cứng sẽ dịch chuyển từ nơi có lao động giá cao sang nơi có lao động giá hợp lý hơn và Việt Nam là nơi lý tưởng để các doanh nghiệp dệt may dịch chuyển đầu tư về đó. Thế nhưng, trước dòng đầu tư quá nhanh và quá mạnh thì Việt Nam lại đang thiếu lao động có tay nghề.
“Chúng ta đang nói nhiều về tự động hóa, về công nghệ 4.0 và ngày càng có nhiều công nghệ hiện đại, máy móc tân tiến được đưa vào sản xuất. Chính vì vậy, ngành dệt may rất cần có lao động có kỹ năng. Ngày xưa thì một công nhân có thể ngồi 1 máy nhưng bây giờ thì một công nhân phải ngồi 2, 3 máy, đây chính là cái để tăng giá trị của ngành dệt may lên”, ông An nói.
Cũng theo ông An, hệ thống đào tạo nhân lực dệt may của Việt Nam cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư khi áp dụng các công nghệ mới, máy móc mới.
Một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm là nhiều doanh nghiệp dệt may FDI đầu tư vào Việt Nam nhưng đã bị từ chối. Lý do là các doanh nghiệp này đã chọn khu công nghiệp không phù hợp. Ông An cho rằng, các doanh nghiệp dệt may cần chọn những khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt dành cho dệt, nhuộm, thuộc da, xi mạ…vì đây là những ngành nghề được cho là “nhạy cảm”.
“Khu công nghiệp nào không có khu xử lý nước thải cho những ngành nhạy cảm như da giày và dệt may thì địa phương đó sẽ không chào đón doanh nghiệp là điều bình thường. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 300 khu công nghiệp nhưng số khu công nghiệp có xử lý nước thải chuyên biệt cho da giày hay dệt may là rất ít”, ông An nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp tục xu hướng tích cực
Hơn 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10
Doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống tăng tốc
Công ty con của Bảo hiểm Chubb Life Việt Nam bị xử phạt
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành 7/11
Cái bắt tay giữa hai 'ông lớn' trong lĩnh vực tài chính số và công nghệ