Gỡ 'nút thắt' tài chính, chính sách trong chuyển dịch năng lượng
Xăng quay đầu giảm giá / Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo gián đoạn đơn hàng
Cơ hội lớn, thách thức nhiều
Tại Diễn đàn "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu" tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh, sau COP 26, các cam kết của quốc gia và doanh nghiệp trong việc phi carbon hóa, phát triển bền vững ngày càng rõ ràng, đặc biệt là trong sử dụng năng lượng. Đây là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết.
Theo ông Abhinav Goyal - Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam, chuyển dịch năng lượng sẽ có tác động mạnh đến chuỗi cung ứng năng lượng và vận tải điện. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng, điện gió ngoài khơi và hydro xanh. Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung phát triển bền vững, mang đến triển vọng cho các sản phẩm và dịch vụ xanh.
Các nhà cung cấp giải pháp tích hợp sẽ có cơ hội tăng trưởng, trong khi người tiêu dùng năng lượng có thể khai thác nguồn doanh thu mới từ dịch vụ cung cấp cho lưới điện. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm chi phí và cải thiện hình ảnh thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vai trò của mình trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, ông Goyal cảnh báo về những rủi ro lớn liên quan đến tài chính và quy định. Các dự án năng lượng quy mô lớn đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao, trong khi các sản phẩm tài chính hiện tại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của lĩnh vực này tại Việt Nam. Quy trình phê duyệt dự án còn phức tạp và nhiều quy định vẫn gây cản trở cho việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Hơn nữa, cơ chế mua bán điện trực tiếp vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế, khiến các nhà đầu tư e ngại.
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu các linh kiện quan trọng cũng là một yếu tố gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Việc chưa phát triển đầy đủ năng lực sản xuất nội địa và thiếu hệ sinh thái sản xuất địa phương làm giảm khả năng mở rộng và tính bền vững của quá trình chuyển dịch năng lượng.
Gỡ nút thắt thế nào?
Để giải quyết các thách thức trên, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, cần có sự điều chỉnh về khung pháp lý. Theo đó, cần đơn giản hóa và đẩy nhanh quy trình cấp phép các dự án năng lượng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chuỗi cung ứng và hệ sinh thái địa phương phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng mà còn thúc đẩy Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển đồng bộ về kinh tế, xã hội và môi trường.
Dựa trên những bài học trong thực tiễn, ông Nguyễn Sỹ Đăng - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KH&CN) cho biết, trong quá trình chuyển dịch năng lượng cũng cần lưu ý đến vấn đề tự chủ và dựa vào những thế mạnh và ưu thế đang có. Đặc biệt, chưa thể loại bỏ thuỷ điện ngay được, bởi đây là công nghệ Việt Nam đã làm chủ được.
Trong khi đó, đại diện PwC khuyến nghị việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, bao gồm vay ưu đãi và tài chính khí hậu, là cần thiết để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo.
Việc khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới như lưu trữ và tái chế pin, cũng như giảm sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, sẽ giúp Việt Nam chủ động hơn trong quá trình chuyển dịch năng lượng. Đồng thời, cần áp dụng các nền tảng số và Chính phủ điện tử để hợp lý hóa quy trình, giảm sự chậm trễ và tăng cường hiệu quả triển khai các dự án.
Việc tháo gỡ các nút thắt tài chính và pháp lý không chỉ giúp bảo đảm an ninh năng lượng mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế là yếu tố then chốt, bảo đảm quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 17/1/2025: Vàng miếng tiếp tục tăng
21 trường hợp gia vị xuất xứ Việt Nam bị châu Âu cảnh báo
TP Hồ Chí Minh: Không lo thiếu hàng, tăng giá dịp Tết Nguyên đán 2025
Sắp xuất bản lần 2 niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam
Đảm bảo nguồn cung, duy trì mức giá ổn định trong suốt dịp Tết
Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ba Lan lên 5 tỷ USD vào 2030