Hà Nội: 1 năm bội thu FDI
Dịch vụ đổi tiền lẻ tinh vi ngày sát Tết, phí lên tới 400% / Ngành thuế làm việc cả ngày nghỉ Tết để phục vụ người dân và doanh nghiệp
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tiếp đoàn đại biểu Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG tháng 6/2018. Ảnh: Phạm Hùng |
Với riêng lĩnh vực cải cách hành chính, câu nói “Hà Nội không vội được đâu" đã được TP quyết tâm “xóa”. Hà Nội ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước TP. Trong đó, TP đã vận hành thử nghiệm phần mềm một cửa điện tử dùng chung 3, 4; kỷ luật, kỷ cương được tăng cường. TP giảm giấy tờ thủ tục, thời gian trả kết quả giảm nhiều lần thông qua hệ thống hành chính một cửa. Điển hình, ngành thuế, đăng ký kinh doanh đạt 100% qua mạng… Các Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đều tăng... “Tinh thần chỉ đạo của TP là luôn luôn đồng hành với người dân, DN và việc này sẽ tiếp tục và kiên trì hơn nữa để tạo điều kiện cho các DN”- Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền chia sẻ.
Với đặc điểm địa lý và nguồn nhân lực sẵn có, một điểm nhấn khác biệt của Hà Nội trong thu hút FDI: Ngoài các dự án công nghệ cao, các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, Hà Nội cũng xác định khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch an toàn..., đặc biệt là các dự án hạ tầng quy mô lớn.
Điển hình là Dự án Xây dựng đô thị thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội của nhà đầu tư Nhật Bản có tổng vốn đầu tư lên đến 4,138 tỷ USD. Đây cũng là dự án lớn nhất được cấp phép trong năm qua. Ngoài siêu dự án này, Hà Nội cũng đã đón nhận nhiều dự án hàng trăm triệu USD có thể kể đến như những dự án: Lotte Mall Hà Nội, tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư; Nhà máy Nidec vốn đầu tư 400 triệu USD; Trung tâm thương mại AEON MALL tại Hà Đông, hơn 170 triệu USD; Nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng quy mô gần trên 200 triệu USD... Đây là những con số thể hiện sức hấp dẫn của Thủ đô trong mắt của giới ĐTNN.
Dư địa thu hút FDI, tăng trưởng kinh tế tri thức
Nguồn ngoại lực nói trên là khá lớn và khi được hiện thực hóa sẽ kịp thời bổ sung để tạo ra tăng trưởng kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Với những thực tiễn trong thời gian qua có thể dự báo Hà Nội sẽ gặt hái thành công hơn nữa nguồn vốn ĐTNN...
Nền kinh tế Việt Nam đang thu hút lượng lớn vốn ĐTNN. “Lực hút” lúc này là sự hấp dẫn của một thị trường hơn 93 triệu dân có mức thu nhập đang tăng cao, kết hợp với sự nới lỏng về tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong DN ở một số ngành nghề. Một khảo sát khác do Ngân hàng United Overseas Bank của Singapore thực hiện mới đây cho thấy, Việt Nam vẫn là một trong những nơi hấp dẫn đầu tư nhất ở châu Á. Những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất ở Việt Nam là ngành sản xuất, y tế và dược phẩm, xây dựng và bất động sản, năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Cùng với cả nước, Hà Nội đang có thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, hai yếu tố mới, đầy hấp dẫn khiến Việt Nam trở nên có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai gần là việc Việt Nam cùng các đối tác có tiềm lực hàng đầu thế giới bước vào giai đoạn thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có khả năng được ký kết trong thời gian tới
Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2020, TP chọn 3 khâu đột phá là cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, Hà Nội lấy vấn đề xây dựng TP thông minh làm nội dung trọng tâm để tạo cú hích cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế những năm sau này của TP và là dư địa để tăng trưởng với nền kinh tế tri thức.
"Hà Nội có thể trở thành một đại bản doanh cho các DN quốc tế. Điển hình, như việc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (Kotra) quyết định chuyển trụ sở từ Singapore tới Hà Nội. Hiện đang có làn sóng đầu tư hướng Nam, các DN Nhật Bản, Hàn Quốc... tích cực dịch chuyển nguồn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và Hà Nội sẽ là một trong những địa chỉ đầu tiên trên tuyến đường đó, do vậy TP nên tận dụng cơ hội này để mở rộng nguồn ĐTNN. " - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc "Đặc điểm FDI ở Hà Nội là nguồn vốn có chọn lọc. Hà Nội nên đầu tư mạnh ra vùng ven hình thành các đô thị vệ tinh, xây dựng tuyến kết nối từ trung tâm đến các khu vực này. Những khu vực có tiềm năng như Hòa Lạc đầu tư mạnh để trở thành trung tâm công nghệ cao (chuyển hết các trường đại học ra khu vực này), khu vực Đông Anh quy hoạch là trung tâm tài chính... những nơi này sẽ là cái “cần câu” giúp Hà Nội làm ra tiền. " - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân PGS.TS Hoàng Văn Cường |
End of content
Không có tin nào tiếp theo