Hà Nội: Sản xuất an toàn, tạo bứt phá trên đất gò đồi
Ninh Bình: HTX tạo sức bật từ nuôi trồng thủy sản an toàn / Hậu Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi cua đinh
Lan tỏa hiệu quả
Năm 2017, chị Nguyễn Thu Thoan (xã Hiền Ninh) bắt tay xây dựng mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học. Ngay trong lứa đầu tiên, với số lượng hơn 1.500 con gà, chị Thoan thu về khoản lợi nhuận gần 40 triệu đồng.
Sau thành công của vụ đầu, chị Thoan mở rộng quy mô lên 3.000 con gà/lứa, mặt khác, tiến hành hoàn thiện quy trình truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đến nay, nhờ sản xuất an toàn, bình quân mỗi lứa gà 3.000 con, chị Thoan thu về lợi nhuận 110 - 120 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị cũng tích cực tư vấn cho một số thành viên trong Câu lạc bộ Khởi nghiệp Nông nghiệp miền Bắc. Kết quả có 5 trang trại đã hưởng ứng và bước đầu đạt được những thành công.
Tương tự, tại xã Bắc Phú, mô hình nuôi ếch của anh Nguyễn Văn Kết cũng đang phát huy hiệu quả cao. Đến nay, quy mô trang trại của anh Kết đã lên tới 7.000m2. Mỗi năm, trang trại cung cấp cho thị trường xấp xỉ 1 triệu con ếch giống, 7 - 10 tấn ếch thương phẩm, thu lãi khoảng 800 triệu đồng.
Học tập kinh nghiệm của gia đình anh Kết, mô hình nông dân tham gia nuôi ếch sinh sản đã mở rộng ra nhiều xã khác trên địa bàn huyện Sóc Sơn, như: Đông Xuân, Phú Cường, Tân Hưng, Nam Sơn, Bắc Sơn…
Các HTX, tổ hợp tác cũng không nằm ngoài “cuộc chơi”. Thành lập từ tháng 10/2014, HTX Bắc Sơn (xã Bắc Sơn) đang có 21 thành viên, với 2 vật nuôi kinh tế chủ lực là thỏ New Zealend và ếch Thái Lan. Nhờ hoạt động hiệu quả, HTX đang là điểm tựa vững chắc để thành viên khởi nghiệp, phát triển sản xuất an toàn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, HTX đang đẩy mạnh liên kết để nhân rộng các mô hình nuôi thỏ an toàn. Đến nay, HTX đã liên kết chăn nuôi thỏ với nhiều đơn vị ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) với 500 thỏ nái, huyện Bắc Mê (Hà Giang) với 200 thỏ nái và nhiều hộ chăn nuôi tại xã Bắc Phú (Sóc Sơn).
Sóc Sơn sẽ tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng an toàn
Đẩy mạnh quy hoạch
Đánh giá về hiệu quả phát triển sản xuất trên đất gò đồi, ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, cho biết: “Cùng với quá trình dồn điền đổi thửa, huyện đã tập trung phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi gắn với ATLĐ, vệ sinh thực phẩm”.
Không chỉ trong chăn nuôi, lĩnh vực trồng trọt của huyện đang phát huy hiệu quả cao. Hiện, trên địa bàn Sóc Sơn đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng; vùng rau an toàn, rau hữu cơ; vùng trồng hoa nhài; vùng trồng cây ăn quả với tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 23.991ha, giá trị thu nhập đạt từ 300 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm.
Nhờ tổ chức sản xuất tốt, huyện Sóc Sơn cũng đã xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể, hình thành 5 chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
Để tiếp tục phát huy lợi thế, từ nay đến năm 2020, huyện sẽ giảm dần diện tích sản xuất lúa, ổn định còn 17.000-18.000ha theo hướng lúa chất lượng cao; phát triển các vùng rau chuyên canh thêm 400-500ha, trong đó ưu tiên rau hữu cơ, rau an toàn…
Huyện cũng khuyến khích doanh nghiệp, HTX… mở rộng sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo ATLĐ; thử nghiệm đưa một số giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên như: Ổi Đài Loan, nhãn chín sớm, táo..., qua đó nâng diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện đạt 1.500ha.
Trong chăn nuôi, huyện chủ động phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, với các vật nuôi chủ lực là bò thịt chất lượng cao, gia cầm, chim bồ câu, ếch thương phẩm và sản xuất con giống…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Sóc Sơn đang hình thành hàng loạt mô hình sản xuất an toàn hiệu quả trên vùng gò đồi