Hàng hóa thông qua cảng biển đạt gần 386 triệu tấn
Bộ NN&PTNT thông tin thị trường nông sản cuối năm / Tranh thủ ổn định vĩ mô để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt gần 386 triệu tấn. Trong đó, lượng hàng hóa container đạt hơn 13,3 triệu TEUs, tăng lần lượt 18% và 27% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng tháng 9/2018, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt gần 42,9 triệu tấn, lượng hàng container đạt hơn 1,4 triệu TEUs, tăng lần lượt 18% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ảnh minh họa.
Các cảng tại TPHCM, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng có khối lượng lớn nhất khi đạt từ 51,98 - 73,53 triệu tấn. Một số khu vực cảng biển khác cũng nằm trong top có lượng hàng hóa thông qua cao nhất cả nước như: Hà Tĩnh tăng 97% (từ gần 8,86 triệu tấn lên gần 17,5 triệu tấn); Quảng Nam tăng 83,5% (từ xấp xỉ 938 nghìn tấn lên hơn 1,7 triệu tấn); Nghệ An tăng 81% (từ hơn 3,5 triệu tấn đến gần 6,5 triệu tấn). Ngoài ra, một số cảng thuộc khu vực như: Bình Thuận, Mỹ Tho cũng có lượng hàng hóa thông qua tăng từ 40 - 46%.
Đặc biệt, theo thống kê 8 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa container thông qua ở một số khu vực cảng tăng mạnh, nhất là khu vực Quảng Ninh tăng 161% (từ gần 42,7 nghìn TEUs lên hơn 111 nghìn Teus) do bến cảng CICT khu vực cảng Cái Lân mở thử nghiệm từ tháng 6/2017 tuyến container quốc tế và ngày càng hoạt động hiệu quả; Khu vực Nghệ An tăng 85,4% (từ 32,8 nghìn tấn đến 60,8 nghìn tấn).
Tuy vậy, ngoài nhóm khu vực cảng tăng trưởng kể trên, vẫn còn một số cảng biển tại Kiên Giang, Quảng Trị có lượng hàng thông qua giảm từ 32 - 67% so với cùng kỳ năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Ngành nông nghiệp cần tăng tốc