Hòa Bình: Làm giàu từ nuôi ong lấy mật
Quảng Bình: Khởi nghiệp từ nghề trồng nấm / Đồng Tháp: Nuôi heo rừng bằng thảo dược ‘miễn nhiễm’ dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Ông Chữ quê ở Mỹ Đức (Hà Nội). Từ nhỏ, ông đã thích quan sát những chú ong chăm chỉ đi kiếm mồi. Khi vào quân đội, đóng quân ở Hòa Bình, ngoài thời gian làm việc, cứ rảnh là ông đến thăm các hộ nuôi ong ở quanh đơn vị. Khi đó, bà con nuôi ong hoàn toàn tự nhiên, mỗi nhà để vài thùng, lấy mật sử dụng trong gia đình. Ông mày mò đóng vài thùng ong nuôi để anh em trong đơn vị có mật sử dụng. Trong thời gian quân ngũ, ông nuôi được nhiều lứa ong. Đàn ong nào cũng phát triển, cho mật tốt.
Đầu năm 1990, ông nghỉ hưu. Không về quê, ông chọn thị trấn Kỳ Sơn (cũ) - nay là phường Kỳ Sơn làm nơi sinh sống và an hưởng tuổi già. Lúc này có nhiều thời gian để nuôi ong. Ông chịu khó tìm tòi, học hỏi về nghề nuôi ong qua các buổi hội thảo, tài liệu trên mạng và sáng tạo ra nhiều cách để giúp đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt. Từ vài đàn ong, đến nay, ông đã có 150 thùng ong. Mỗi tổ ong cho 10 lít mật/vụ. Như vậy, 150 thùng ong sẽ cho khoảng 1.500 lít mật, với giá bán 200.000 đồng/lít, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ông Mai Văn Chữ, khu 3, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) kiểm tra đàn ong trong vườn nuôi của gia đình.
Ngồi trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi, thoang thoảng hương hoa bưởi, ông chia sẻ: Có được cuộc sống như này là do ong làm đấy. Nuôi ong dễ, nhàn, ít phải đầu tư. Đầu tư một tổ ong hết khoảng 200-300 nghìn đồng nhưng thu về khoảng 2 triệu đồng/vụ. Đàn ong tự đi kiếm mồi trên rừng, nhiệm vụ của người nuôi là tạo môi trường sống an toàn cho chúng. Khi đàn ong có vấn đề về môi trường sống, người nuôi phải biết can thiệp kịp thời.
Nói về môi trường sống của ong, ông cho biết: Ong đòi hỏi nơi yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh. Tổ của chúng phải được giữ yên ổn. Cuồng được làm chắc chắn, tránh mưa hắt, nắng rọi trực tiếp vào tổ. Và phải loại trừ con vật thiên địch. Đám ong đất là kẻ thù không đợi trời chung của đàn ong mật. Nếu để ông đất lọt vào thùng ong, coi như mất đàn. Do vậy, phải phòng trừ và loại bỏ được nguy cơ này.
Ông Chữ đã tìm ra cách để khắc chế kẻ thù của đàn ong. Trước mắt làm đường vào tổ ong chỉ đủ cho con ong mật chui vào. Ong đất vốn to hơn ong mật nên không vào tổ được. Cách thứ hai là tiêu diệt bằng bẫy sinh học. Ông dùng quả dưa hấu, khoét lỗ để thu hút đám ong đất đến ăn, như vậy sẽ không phá hoại đàn ong mật. Ngoài ra, ong đất rất thích thịt thối, ở khu nuôi ong bỏ vài miếng làm thức ăn cho ong đất. Khi chúng đã được thỏa mãn về thức ăn sẽ không phá ong mật. Hàng ngày, theo dõi đám ong thợ về, nếu 10 con về mà có 4-5 con mang theo phấn hoa và mật, chứng tỏ tổ ong phát triển tốt. Ngược lại, nếu đám ong thợ cả 10 con đều về không có mật hoa, thì tổ của chúng có vấn đề, phải can thiệp ngay. Người nuôi ong cũng cần phải tạo ong chúa tốt, đây là sự sống còn của đàn ong. Chỉ khi ong chúa sinh sản tốt mới tạo được thêm các thành viên mới cho đàn, tổ ong càng phát triển mạnh. Khi đã nắm rõ được đặc tính, tạo môi trường thuận lợi cho ong phát triển, người nuôi nhãn nhã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo