Thị trường

Thái Nguyên: Nuôi ba ba sắm xe hơi, xây nhà lầu

Bao phen bết bát vì phu phen bờ bãi tìm vàng, ông Nguyễn Văn Tuân (xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã tạo cho mình được hướng phát triển kinh tế mới.

Hà Nội: Hiệu quả cao từ trồng su hào trái vụ / Hải Phòng: Làm giàu từ trồng hoa hồng cổ

Đào ao, nuôi con đặc sản

Vàng mắt vì vàng, năm 1992, ông Tuân ném thuổng đào vàng, bỏ rừng về nhà làm kinh tế. Ông chọn cách đào ao để nuôi ba ba. Ông bảo đó là cách "đào vàng" tại gia. Lúc ấy, ba ba vẫn còn lạ lẫm với nhiều người. Ba ba chủ yếu được thương lái thu gom để bán sang Trung Quốc. Giá mỗi kg ba ba trước đây có khi lên đến trên dưới 1 triệu đồng. Nhưng lại phập phù nếu thương lái không gom hàng. Bây giờ, ba ba làm ra không đủ để bán. Nhiều hàng quán ở ngay huyện lỵ đã đưa món ba ba vào thực đơn. Nhiều người dân cải thiện bữa ăn cũng chọn thực phẩm là ba ba. Ông Tuân so sánh, giá mỗi kg bò, ngựa từ 250 đến 280 ngàn, trong khi ba ba cũng chỉ 300 ngàn nên nhiều người chọn ăn ba ba. Vì thế mà nghề nuôi của ông ngày càng thịnh.

Ông Tuân (áo xanh) trao đổi về kinh nghiệm nuôi ba ba. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.Ông Tuân (áo xanh) trao đổi về kinh nghiệm nuôi ba ba. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Tuân (áo xanh) trao đổi về kinh nghiệm nuôi ba ba. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.Ông Tuân (áo xanh) trao đổi về kinh nghiệm nuôi ba ba. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thành công

Thấm thoắt, ông Tuân đã gắn bó với con ba ba gần 3 thập kỷ. 10 năm đầu, vừa làm vừa học nhưng lại là những năm cho thu nhập rất cao. Cũng mất mát chút đỉnh bởi chưa có kinh nghiệm. 10 năm tiếp theo là giai đoạn phát triển ổn định. Sau đầu tư xây dựng lại ao nuôi, ao giống, ông mua đất, mở rộng ao nuôi, xây nhà. Năm 2012, ông mua ô tô trước sự ngỡ ngàng của dân làng. Ông không giấu ai, ông bảo tất cả là do ba ba mà ra cả. Vậy là ngoài việc nuôi ba ba thương phẩm, ông Tuân còn cung ứng giống ba ba cho nhiều người trên địa bàn.

Về kỹ thuật chăn nuôi ba ba, ông Tuân chia sẻ, chuẩn bị ao nuôi ba ba rất quan trọng. Ao cần đào chung quanh sâu hơn so với dự đinh mực nước rồi đổ cát xuống. Việc làm đó tránh việc ba ba đào xoáy vào chân bờ, gây đổ tường, bờ bao. Nhiều hộ dân do chuẩn bị không kỹ ao nuôi nên ba ba húc đổ, thủng bờ ao, bò ra ngoài. Ba ba không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc nhưng lại cần người nuôi chịu khó quan tâm, để ý. Loài này đói không kêu nên cần phải theo dõi, cho ăn đúng giờ. Số lượng thức ăn vừa đủ, nếu không sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Ba ba có sức đề kháng cao nhưng nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì hay bị mắc bệnh nấm lưng.

Thức ăn cho ba ba cũng đa dạng. Ông Tuân đặt hàng tại các trang trại nuôi gà để mua gà chết với giá 10.000 đồng/kg, đã được làm lông sạch sẽ. Tới các hồ lớn trên địa bàn, ông đặt mua của người dân cá tép dầu với giá 10.000 đồng/kg. Ông mua tủ bảo ôn để bảo quản thức ăn cho ba ba. Đồng thời, sắm bếp ga công nghiệp. Đến bữa, ông luộc chín gà, cá cho ba ba ăn. Tôi tối, các thành viên trong gia đình ông đi bắt nhái, ốc sên để bổ sung thêm thức ăn cho đàn ba ba.

 

Với sản lượng lớn, nghề nuôi ba ba mang lại cho gia đình ông Tuấn nguồn thu đáng kể. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Với sản lượng lớn, nghề nuôi ba ba mang lại cho gia đình ông Tuấn nguồn thu đáng kể. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Có 2 việc được ông Tuân nhắc nhở đối với những người nuôi mới cần phải lưu tâm là chịu khó để ý ao nuôi ba ba giống. Loài vật ù lì, chậm chạp này nhưng ghen tuông hay tranh bạn tình thì lao vào đánh nhau đến chết. Phát hiện được thì người chăn nuôi phải can thiệp, tránh “án mạng” xảy ra. Việc thứ 2 là thường xuyên thay nước, tạo môi trường tốt cho ao nuôi.

 

Hiện tại với ao nuôi thương phẩm hơn 3 sào, mỗi năm gia đình ông Tuân xuất bán từ 1,5 - 2 tấn ba ba. Ngoài ra, ông cũng bán giống ba ba với số lượng khoảng 1.000 con mỗi năm. Tổng thu nhập của gia đình từ chăn nuôi ba ba đạt 600 - 800 triệu/năm. Ông Tuân cho biết, trừ đi các chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình thu lãi 300 - 400 triệu.

Ông Đặng Văn Sử (Bí thư chi bộ xóm Cà Phê, xã Minh Lập) cho biết, hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba của gia đình ông Tuân đã nhân diện ra nhiều hộ gia đình trong xóm, xã học tập làm theo. Điều đáng quý là với thị trường tiêu thụ ổn định, ông Tuân luôn sẵn lòng cung ứng giống cũng như hỗ trợ các hộ dân cùng nhau phát triển kinh tế theo hướng của gia đình mình.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm