Hoạt động M&A: Doanh nghiệp vẫn sợ rủi ro pháp lý
Triển lãm Quốc tế Vietbuild lần 3 tại TP.HCM thu hút 1500 gian hàng / TP.HCM giải đáp vướng mắc về chính sách lao động cho doanh nghiệp
M&A tại Việt Nam ngày càng mạnh
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) diễn ra phổ biến tại các quốc gia trên thế giới và bùng nổ tại Việt Nam trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế. Giá trị mang lại từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao. Từ đó, góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Không những thế, M&A còn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào các thị trường mới, có thêm dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch...
TS.Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Ảnh: ĐL)
Theo TS.Trần Du Lịch, thị trường M&A tại Việt Nam 10 năm qua đã diễn ra sôi động với nhiều cơ hội mới, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực.
Theo thống kê, đã có 4.353 thương vụ, với tổng giá trị M&A đạt 48,8 tỷ USD được thực hiện trong giai đoạn 2009-2018. Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2017 đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016.
TS Trần Du Lịch dự báo, hoạt động giao dịch M&A trong thời gian tới sẽ tiếp tục chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đồng hành sự phát triển đó, vấn đề rủi ro trong những thương vụ xuất hiện sẽ diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý. Chính điều này sẽ khiến số vụ tranh chấp thương mại tăng cao đột biến.
"Khi thị trường M&A đi vào ổn định, quy mô tương đối sẽ đặt ra vấn đề lớn hơn đó là rủi ro pháp lý. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ bể thương vụ hoặc thậm chí xảy ra những vụ tranh chấp kiện tụng ồn ào và tốn kém", TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Tranh chấp thương mại khiến doanh nghiệp gặp khó
Theo một số liệu thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VAIC) số vụ tranh chấp thương mại tăng cao đột biến từ năm 2005 đến nay, trong đó có nhiều vụ việc phức tạp. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn.
Vấn đề này được Luật sư Đặng Xuân Hợp - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định, giải pháp được xem là phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và khu vực là giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.
"Đây là phương thức lựa chọn hữu ích dành cho các doanh nghiệp. Với cách này, doanh nghiệp có thể lựa chọn trọng tài trong nước hoặc quốc tế để giải quyết từng vụ tranh chấp khác nhau. Đối với với việc lựa chọn trọng tài trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp thuận tiện và giảm thiểu về kinh tế. Khả năng thi hành và sự ủng hộ của tòa án trong nước cũng là một thuận lợi đối với doanh nghiệp", luật sư Đặng Xuân Hợp cho biết.
Đối với phương thức hòa giải ngoài tòa án, PGS.TS Đỗ Văn Đại, Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài VIAC cho rằng, phương thức hòa giải ngoài tòa án thường có hai trường hợp là hòa giải trong tố tụng trọng tài và hòa giải ngoài tố tụng trọng tài.
PGS.TS Đỗ Văn Đại cho biết, với phương thức hòa giải trong tố tụng trọng tài thì khung pháp lý khá mềm dẻo. Quyết định công nhận hòa giải thành của trọng tài được điều chỉnh như phán quyết trọng tài đến nay chưa gặp khó khăn, vướng mắc nào lớn. Ngược lại, ở cách hòa giải ngoài tố tụng trọng tài thì khung pháp lý có một số điểm chưa rõ ràng và cần có hướng xử lý nhất là trong Luật về Hòa giải đang được TAND Tối cao xây dựng.
Nói về phương thức hòa giải, PGS.TS Đỗ Văn Đại, cho biết hiện nay một trong những vấn đề được nhiều người và doanh nghiệp quan tâm là tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng phương thức hòa giải trọng tài. Thực tế khung pháp lý về giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, trọng tài ngày càng rõ ràng và được mở rộng trong nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đối với tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng ghi nhận hòa giải ngoài tố tụng và tranh chấp được hòa giải không nhất thiết là tranh chấp thương mại.
Ở góc độ nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, trọng tài thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác luôn là lựa chọn số một của các doanh nghiệp khi có phát sinh tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
Ngày 20/12/2018 tại TP.HCM, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức Hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa & giải quyết tranh chấp”. Hội thảo diễn ra với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ khối doanh nghiệp có hoạt động M&A, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới giao dịch, doanh nghiệp có dự định thực hiện hoặc đang trong quá trình thực hiện các hoạt động M&A, các luật sư từ công ty, văn phòng luật sư lớn… Với nội dung chính xoay quanh việc nhận diện một số rủi ro pháp lý thường gặp khi doanh nghiệp thực hiện, tham gia vào hoạt động M&A tại Việt Nam và phân tích đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hoạt động này. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines