Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc liên tiếp đạt kỷ lục mới
Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội mới trong hợp tác thương mại song phương / Tìm cách đưa nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài
Chia sẻ về triển vọng quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong chặng đường hơn 7 thập niên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 đến nay, hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.
Năm 2008, Trung Quốc là nước đầu tiên cùng Việt Nam xác lập khuôn khổ quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, khung hợp tác sâu rộng nhất trong khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam với các nước trên thế giới cho đến nay.
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, định hướng trực tiếp của hai đồng chí Tổng Bí thư, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10 - 1/11/2022), quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt.
“Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN, lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc”, người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi khác không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc duy trì quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực.
Do đó, Bộ trưởng mong muốn hai nước tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực. Trong đó, tập trung vào thúc đẩy và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư. Phát huy tốt vai trò và hiệu quả của các cơ chế hợp tác về tài chính tiền tệ, cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển theo hướng cân bằng hơn. Tích cực nghiên cứu, triển khai các dự án hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt giữa hai nước.
Đồng thời, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Liên quan tới Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc trong 2 ngày 16 - 17/9 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong suốt 20 năm qua, Việt Nam tự hào là một trong những thành viên tích cực nhất đóng góp vào sự thành công của CAEXPO và CABIS. Trong các nước ASEAN, Việt Nam luôn là quốc gia tham dự CAEXPO với quy mô doanh nghiệp đông nhất, diện tích và số lượng gian hàng trưng bày hàng hóa lớn nhất tại tất cả các kỳ Hội chợ trực tiếp.
“Chúng tôi kỳ vọng những hợp tác trong khuôn khổ cơ chế CAEXPO sẽ là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung toàn khối ASEAN - Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP, các quốc gia thuộc sáng kiến "Vành đai và Con đường", hướng đến tương lai, trở thành một trong những trung tâm tăng trưởng kinh tế năng động nhất trên thế giới”, Bộ trưởng nói.
Trong thời gian tới, Việt Nam mong rằng, các kỳ CAEXPO, CABIS và các hoạt động trong khuôn khổ liên quan sẽ tập trung ưu tiên thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia, giao dịch của các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, nhập khẩu uy tín, có quy mô, tiềm lực đến từ Trung Quốc và thế giới trong các lĩnh vực có thế mạnh của ASEAN và Trung Quốc.
Trọng tâm là các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, công nghệ giảm phát thải carbon và xử lý môi trường, sản xuất-chế biến nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị hiện đại tiệt kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường… để thích ứng với xu thế phát triển xanh, bền vững.
Đổi mới, đa dạng hóa và làm phong phú hơn nữa các hoạt động, lĩnh vực và hình thức hợp tác trong khuôn khổ của CAEXPO và CABIS để đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam lên tầm cao mới.
Tận dụng tối đa cơ hội tại CAEXPO và những diễn đàn bên lề để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia của các nước ASEAN và Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam