Thị trường

HSBC cảnh báo kinh tế của Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nhiều rủi ro

DNVN - Bộ phận Global Research của HSBC đã công bố báo cáo Vietnam At A Glance định kỳ vào tháng 6/2021 trong đó có nhiều nhận xét về kinh tế Việt Nam trong đợt bùng dịch mới nhất.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo dấu hiệu hoạt động kinh tế Việt Nam chậm lại / Bổ sung hơn 462 tỷ đồng thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Báo cáo của Global Research thuộc HSBC cho biết, Việt Nam đang phải ứng phó với đợt bùng phát nặng nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tới giờ. Tính tới tháng 4/2021, Việt Nam mới chỉ có 3.000 ca nhiễm được ghi nhận.

Tuy nhiên, tổng số ca đã tăng gấp ba chỉ trong một tháng, vượt qua mốc 9.000 ca vào cuối tháng. Việt Nam vốn được đánh giá cao về khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, đợt bùng phát lần này tạo ra nhiều thử thách hơn.

Thứ nhất, các khu công nghiệp trở thành những ổ dịch mới, gây ra mối quan ngại về khả năng duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng. Các ca nhiễm chủ yếu tập trung ở hai khu vực phía Bắc (Bắc Giang và Bắc Ninh), vốn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất của các tập đoàn công nghệ lớn, như Samsung và Foxconn.

Tại Bắc Giang, bốn trên sáu khu công nghiệp buộc phải đóng cửa vào ngày 18/5. Mặc dù đã mở cửa trở lại vào 28/5, những dây chuyền quan trọng của họ vẫn hoạt động dưới công suất.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã phát hiện biến chủng Covid-19 mới lai giữa hai chủng B.1.1.7 và B.1.617.2. Mặc dù chưa chính thức công bố thực hiện giãn cách xã hội trên cả nước – nguyên nhân chủ yếu vì lo ngại ảnh hưởng đến tăng trưởng – đợt bùng dịch này đã buộc Chính phủ phải áp dụng những biện pháp giới hạn chặt chẽ hơn.

Bắc Ninh ban hành lệnh giới nghiêm vào ngày 25/5/2021, trong khi TP. HCM thực hiện giãn cách một phần nhằm ứng phó với chuỗi lây nhiễm đang ngày càng lan rộng liên quan đến một hội nhóm tôn giáo. Quả thực, mức độ hạn chế nghiêm ngặt của Việt Nam xếp thứ hai ở Đông Nam Á, kết quả là khả năng đi lại của người dân giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài những mối nguy trước mắt do Covid-19, tiến độ triển khai tiêm chủng của Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Là một quốc gia đông dân với dân số 98 triệu người, Việt Nam mới chỉ nhận 2,9 triệu liều vắc-xin và chỉ 1% dân số được tiêm, tỷ lệ tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực.

h


Mục tiêu của Chính phủ là đảm bảo đến cuối năm 2021 tiếp cận được 150 triệu liều vắc-xin, tuy nhiên, việc cung cấp vắc-xin trên toàn cầu gặp nhiều hạn chế và vận chuyển chậm trễ gây ra nhiều cản trở đáng lưu tâm. Khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng càng nhanh, Việt Nam càng sớm có thể mở cửa biên giới cho du lịch và các nhà đầu nước ngoài.

Mặc dù vậy, việc các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy mua vắc-xin là một tín hiệu đáng khích lệ, đặc biệt sau khi một quỹ vắc-xin Covid-19 trị giá 1,1 tỷ USD vừa được phê duyệt. Mặc dù thời điểm chính xác chưa được công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói rằng tới tháng 8, sẽ có thêm nhiều liều vắc-xin về tới Việt Nam.

Nga đã đồng ý cung cấp 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V vào năm 2021, còn Nhật Bản sẽ đóng góp một lượng vắc-xin AstraZeneca-Oxford. Việt Nam cũng đã phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, thêm một lựa chọn sau vắc-xin AstraZeneca-Oxford và Sputnik V, động thái này cho thấy các cơ quan chức năng đã sẵn sàng tận dụng mọi nguồn lực sẵn có.

Mặc dù số ca nhiễm vẫn tăng nhanh, số liệu tháng 5 cho thấy sự ổn định, nhiều khả năng là do tránh được tình thế phải giãn cách xã hội cả nước. Xuất khẩu tăng 35,6% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là nhờ hiệu ứng cơ sở thấp. Sản xuất sản phẩm điện tử duy trì tốt ngoài mong đợi, với mảng máy tính và linh kiện điện thoại tăng tương ứng 9% và 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng khích lệ hơn, xuất khẩu da giày và dệt may tiếp tục đà phục hồi, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là kết quả của gói kích thích tài khóa ở các nước phương Tây nhằm thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, những khó khăn gần đây làm dấy lên mối quan ngại rằng đến bao giờ những đợt gián đoạn sản xuất trong thời gian ngắn mới hết là gánh nặng cho khả năng phục hồi bền vững của nền kinh tế bền vững của Việt Nam. Điều này thể hiện trong Chỉ số Quản trị Mua hàng gần đây.

Trong khi Chỉ số Quản trị Mua hàng ngành sản xuất giảm nhẹ từ 54,7 trong tháng 4 xuống 53,1 trong tháng 5, những chỉ số phụ bắt đầu yếu đi. Sản lượng, đơn đặt hàng mới, và đơn hàng xuất khẩu mới đều tăng chậm nhất trong 3 tháng, trong khi thiếu hụt nhân công khiến số lượng đơn hàng chờ tăng đột biến. Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt bùng dịch Covid-19 gần đây, điểm tích cực là các doanh nghiệp vẫn lạc quan về sản lượng sản xuất trong thời gian tới, khi đợt bùng dịch này được kiểm soát.

Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức ổn định, tăng 0,2% so với tháng trước, tương đương 2,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự tháng 4, chi phí vận chuyển tăng 0,8% so với tháng trước (+21,2% so với cùng kỳ năm ngoái) chính là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát.

Điều này đã được nhiều người dự đoán trước do lạm phát năng lượng đã bắt đầu có tác động và do hiệu ứng cơ sở (giá năng lượng cùng kỳ năm ngoái) thấp được trông đợi sẽ phát huy tối đa trong Q2/2021.

Một điểm tích cực là giá thực phẩm vẫn duy trì ổn định, một phần là giá thịt heo đang tiếp tục bình ổn (-1,6% so với tháng trước). Ngoài ra, ảnh hưởng gần đây của Covid-19 đã thể hiện trong các chỉ số tháng 5. Chỉ số giá ngành giải trí giảm 0,2% so với tháng trước, phản ánh thực trạng nhu cầu du lịch nội địa giảm mạnh. Nhìn chung, theo quan điểm của HSBC, lạm phát sẽ được kiểm soát trong năm nay (dự báo của HBSC là 3%).

Tuy số liệu tháng 5 tương đối tốt, nhưng đợt bùng dịch lần thứ 4 đã kéo dài gần 2 tháng đang gây ra những nguy cơ đáng kể với việc tăng trưởng bền vững, đặc biệt là với ngành bất động sản đặc biệt được HSBS chú ý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gần đây công bố sẽ kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, cơ quan này đã ban hành một loạt chính sách đảm bảo an toàn vĩ mô để giảm thiểu rủi ro bất động sản trong những năm gần đây. Trong trường hợp cần thiết, NHNN vẫn có thể áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt hơn những yêu cầu về dòng vốn.

h


Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách Việt Nam đã theo dõi sát sao ngành bất động sản. Hiển nhiên, đây là một lĩnh vực lớn không thể lơ là. Bất động sản đóng góp 5%-15% cho GDP của ASEAN, tỷ lệ này ở Việt Nam là khoảng 8%.

Quan trọng hơn hết, những ký ức về hiện tượng bong bóng nhà đất năm 2007-2012 kéo theo khủng hoảng ngân hàng kéo dài, vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức chung. Mặc dù ngành ngân hàng đã dần gượng dậy, dư nợ bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi một số ngân hàng không phân định rõ các khoản vay bất động sản, báo cáo tài chính của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước “Big 4” cho thấy mối liên hệ với một ngành liên quan trực tiếp là xây dựng. Xét cho cùng, Việt Nam vẫn dùng tăng trưởng tín dụng cao là đòn bẩy chính cho phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách Việt Nam đã theo dõi sát sao ngành bất động sản. Hiển nhiên, đây là một lĩnh vực lớn không thể lơ là. Bất động sản đóng góp 5%-15% cho GDP của ASEAN, tỷ lệ này ở Việt Nam là khoảng 8%.

Quan trọng hơn hết, những ký ức về hiện tượng bong bóng nhà đất năm 2007-2012 kéo theo khủng hoảng ngân hàng kéo dài, vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức chung. Mặc dù ngành ngân hàng đã dần gượng dậy, dư nợ bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi một số ngân hàng không phân định rõ các khoản vay bất động sản, báo cáo tài chính của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước “Big 4” cho thấy mối liên hệ với một ngành liên quan trực tiếp là xây dựng. Xét cho cùng, Việt Nam vẫn dùng tăng trưởng tín dụng cao là đòn bẩy chính cho phát triển kinh tế.

Nhu cầu bất động sản phân khúc xa xỉ và hạng sang vẫn đang tăng, với thị phần tăng từ dưới 30% trong tổng số bán ra trong năm 2019 lên hơn 70% trong năm 2020. Các số liệu FDI cho thấy mặc dù những dòng vốn FDI mới rót vào ngành bất động sản tăng hơn 200% vào tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn nguồn vốn FDI vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Điều đó cho thấy giá tăng chủ yếu do nhà đầu tư trong nước.

Tất nhiên, hiện tượng này thu hút sự quan tâm của các nhà làm chính sách. Trung tuần tháng 4, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng kêu gọi các ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro, thông báo đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát chặt tín dụng đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó bao gồm bất động sản.

Trong nhiều năm qua, NHNN đã dùng chính sách tiền tệ như một công cụ hỗ trợ tăng trưởng trong khi các chính sách để đảm bảo an toàn vĩ mô là để kiểm soát rủi ro trong ngành bất động sản. Dù vậy, HSBC cho rằng, giá nhà ở tăng lên sẽ kìm hãm khả năng NHNN tiếp tục cắt giảm lãi suất. Chính sách tài khóa cần “cõng” thêm trách nhiệm hỗ trợ kịp thời cho đúng đối tượng trong bối cảnh đợt bùng dịch Covid-19 gần đây. Bộ Tài Chính đã đề xuất gia hạn giảm phí thêm 6 tháng đến hết năm 2021.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm