Khả năng tự cung ứng lương thực của TP Hồ Chí Minh chỉ đảm bảo 10-15% nhu cầu
Gạo dẫn đầu Top tiềm năng xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam sang Ba Lan / Dư địa xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Trung Quốc còn rất lớn
Tại buổi làm việc trực tiếp đầu tiên giữa Bộ NN-PTNT với các tỉnh miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiều 19/7, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ khẳng định đã rà soát nhu cầu của người dân thành phố. Theo đó, rau dự kiến thiếu khoảng 1.500 tấn, nhưng trứng chỉ thiếu khoảng 300.000-400.000 quả. Số liệu trên được thống kê thông qua 9 đầu mối kết nối.
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Hồ Chí Minh cho biết “Nếu tính khả năng tự cung ứng thì TP Hồ Chí Minh chỉ có thể bảo đảm từ 10-15% nhu cầu lương thực. Như vậy, tuỳ từng loại thực phẩm, nếu không có cung ứng từ địa phương khác thì sẽ thiếu từ 85-90% so với nhu cầu”.
Để tạo thuận lợi hơn cho cung ứng thực phẩm, TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau phù hợp trong mùa dịch, từ việc tìm nguồn cung ứng cho đến phân phối qua các kênh khác nhau. Điển hình, Sở NN-PTNT đã đề xuất việc đặt hàng online thông qua Bưu điện Thành phố.
Tuy nhiên, nhu cầu của người dân TP Hồ Chí Minh vẫn thiếu khoảng hơn 2.000 tấn rau củ. Phân bón tăng giá dẫn đến giá rau củ quả sẽ tăng 10%. Thức ăn chăn nuôi cũng tăng nên giá thịt gia súc sẽ tăng nhẹ.
Toàn cảnh cuộc họp tại đầu cầu Bộ NN-PTNT tại Hà Nội.
Sở NN-PTNN tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay tỉnh đang cố gắng kết nối các doanh nghiệp để tạo luồng đi cho nông sản. Tuy nhiên, tỉnh này “đề nghị Bộ NN-PTNT đứng ra, tạo một chuỗi thu mua, tiêu thụ khép kín cho các địa phương, giúp tiêu thụ nhanh hơn", đại diện Đồng Tháp đề xuất.
Còn đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cũng đưa ra đề xuất: "Mong TP Hồ Chí Minh cho các tỉnh biết quy trình đưa xe nông sản tiêu thụ vào Thành phố. Thêm vào đó, kiến nghị TP Hồ Chí Minh có kênh kết nối cung cầu tiêu thụ".
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị thành lập đầu mối để tạo chuỗi cung ứng nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho TP Hồ Chí Minh. Không thể vì thiếu hụt mà xảy ra mất an toàn thực phẩm.
Các Sở NN-PTNT tại các tỉnh, thành phố nên chú ý thực hiện xúc tiến thương mại điện tử, từ đó giải tỏa áp lực cung ứng, đồng thời lưu ý các tỉnh bảo đảm cung ứng cho địa bàn, tiếp tục hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh.
Các tỉnh cần báo cáo tổ công tác tình hình cơ sở sản xuất giết mổ. Nếu một cơ sở chế biến giết mổ có nhân viên mắc COVID-19 sẽ làm đứt gãy cả chuỗi cung ứng. Các tỉnh cần rà soát lại, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương đã tạo điều kiện tối đa để cung ứng nông sản, các tỉnh phải cung ứng sản phẩm tiêu thụ và cả vật tư để sản xuất.
Cùng đó, các tỉnh nên phối hợp với Bộ Công Thương để củng cố, phát triển chuỗi cung ứng nông sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết