Khẩu trang Việt Nam chạy đua để giải cứu "cơn khát" của châu Âu
Sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế đại trà sẽ khó xuất vào EU / Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, yêu cầu "không để lỡ thời cơ"
Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát, tuy nhiên, tại các nước trên thế giới, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là châu Âu và Mỹ. Nhu cầu mua khẩu trang y tế, các loại thuốc và sản phẩm chữa bệnh tại các quốc gia này còn cao. Đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn của các nước như Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Canada, Nga… rất lớn.
Nước Đức đã chống chọi với đại dịch Covid-19 tốt hơn phần lớn các nước châu Âu khác. Tính đến 23/4, theo số liệu của NBC, Đức có khoảng 5.094 ca tử vong do dịch bệnh này, thấp hơn nhiều so với Pháp và Italia.
Thủ tướng Angela Merkel hôm 23/4 đã cảnh báo rằng, cuộc chiến chống virus corona chủng mới còn đang ở giai đoạn đầu và đại dịch có vẻ sẽ trở thành một phần của cuộc sống trong thời gian dài. Thủ tướng Đức cho biết, toàn bộ 16 bang của Đức yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở các cửa hàng và tham gia giao thông công cộng, mặc dù một số biện pháp hạn chế đã được giảm bớt.
Doanh nghiệp Việt chạy đua sản xuất khẩu trang cho thị trường châu Âu
Việc nhiều quốc gia châu Âu thực hiện lệnh giãn cách xã hội và yêu cầu người dân đeo khẩu trang Covid-19 đã kéo theo cơn khủng hoảng thiếu khẩu trang tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng thiếu khẩu trang đã tạo cơ hội cho ngành sản xuất khẩu trang Việt Nam có thị trường nhiều trăm triệu khẩu trang trong ngắn hạn.
Từ khoảng 1 tháng nay, nhiều doanh nghiệp Việt đã chạy đua sản xuất khẩu trang xuất khẩu đi châu Âu. Các đơn đặt hàng từ châu Âu đã đổ vào Việt Nam tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, với đơn hàng nhiều triệu khẩu trang đã được ký kết nhanh chóng. Không chỉ các ông lớn trong ngành dệt may như Vinatex, TNG hay May 10 đã đưa được khẩu trang sang Mỹ và châu Âu, mà cơ hội còn rơi vào tay những gương mặt mới.
Công ty cổ phần May Việt - Ý (có nhà máy ở Hưng Yên, https://masks.vn/) đã nhanh chóng đưa ra thị trường dòng sản phẩm khẩu trang mang thương hiệu VYG ngay từ đầu tháng 3. Dòng khẩu trang phòng dịch VYG, với chất liệu sợi và công nghệ dệt được xử lý đặc biệt giúp cho vải mềm, thoáng, đáp ứng nghiêm ngặt theo Hướng dẫn số 870/QĐ – BYT về các yêu cầu kỹ thuật khẩu trang vải phòng dịch tại cộng đồng. Đặc biệt, chỉ tiêu "Trở lực hô hấp" của khẩu trang ở chế độ thổi khí 30 lít/phút đạt 5mm nước (H20), hoàn toàn đáp ứng yêu cầu phải nhỏ hơn 9mm nước (H20) theo quy định của Bộ Y tế, giúp người dùng có thể hít thở bình thường.
Việt Ý đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang sau khi Việt Nam bước sang giai đoạn 2 chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, khẩu trang vải phòng dịch VYG được thiết kế làm giảm nguy cơ hít phải hạt dịch, khí nguy hại trong không khí. Khẩu trang gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng bằng vải dệt thoi công nghệ nano bạc, 2 lớp bên trong là vải dệt kim giúp cho sản phẩm có tác dụng kháng giọt bắn, kháng bụi, kháng khuẩn. Đặc biệt 100% nguyên liệu vải dùng may khẩu trang được sản xuất tại Việt Nam, nên công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu.
Mới đây, VYG đã nhận được đơn đặt hàng 6,5 triệu khẩu trang xuất sang Đức của một đối tác, và một số đối tác khác cũng đang đàm phán. Theo đại diện VYG, năng lực sản xuất của VYG lên tới 500.000 chiếc/ngày và sẵn sàng cung ứng các đơn hàng lớn của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Khẩu trang thương hiệu VYG đã có mặt ở thị trường Đức và châu Âu.
Gương mặt mới trong ngành sản xuất khẩu trang là Công ty CP quốc tế Thịnh Đạt cũng nhanh chóng cho ra mắt các dòng khẩu trang y tế kháng khuẩn từ cao cấp đến loại dùng thông thường như N99, N95, N85, N75, N65 để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi châu Âu và châu Mỹ. Công ty Cổ phần Á Long cũng vừa tung ra thị trường dòng khẩu trang y tế thông thường 3 lớp, 4 lớp thương hiệu Dr.Health (mã KV400 và KV800) có mức giá khá mềm mại so với thị trường hiện tại. Ngay khi mới ra mắt thị trường trong nước đã có nhiều đối tác tìm tới công ty Á Long để hợp tác xuất khẩu đi châu Âu.
“Mặc dù thị trường trong nước đã hạ nhiệt hơn so với tháng trước nhưng nhu cầu sẽ tăng lên khi mà việc giãn cách xã hội được nới lỏng. Người dân đi làm, học sinh tới trường nhu cầu dùng khẩu trang thông dụng còn nhiều. Đối với thị trường nước ngoài, nhất là châu Âu nhu cầu mua khẩu trang còn rất lớn. Mấy ngày gần đây, đã có nhiều đối tác đã làm việc với chúng tôi để đặt hàng sản xuất khẩu trang sang châu Âu”, một nguồn tin riêng từ Công ty Á Long cho hay.
Từ đầu tháng 4, một nhóm chuyên gia của Việt Nam tại Đức đã nhanh chóng thực hiện chiến dịch hỗ trợ Đức và châu Âu giải quyết cơn khủng hoảng thiếu khẩu trang, và những chiếc khẩu trang đầu tiên tiêu chuẩn Đức - Made in Vietnam do Công ty APIS-Germanny hợp tác với các nhà sản xuất tại Việt Nam đã có mặt tại Đức vào ngày 23/4.
Chuyên gia Lê Ngọc Sơn, đồng sáng lập APIS Đức cho biết: “Hàng triệu khẩu trang APIS-Germany đã đến và đang đến Đức. Ngày 23/4 có hai đơn hàng lớn của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Đức là Sparkasse và thành phố Erfurt. Đây là các sản phẩm thiết kế tại Đức, sản xuất tại Việt Nam, là sản phẩm đạt chuẩn EN 14683, được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế Đức và châu Âu”.
Khẩu trang VYG được sản xuất theo đơn đặt hàng của Đức.
Cuộc chiến khẩu trang: Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khẩu trang
Cách đây 1 tuần, nguồn tin từ VOV cho biết, các quan chức Pháp và Đức đã lên tiếng tố cáo Mỹ đang trả giá cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung để giành lấy những hợp đồng mua khẩu trang từ Trung Quốc. Thậm chí, Pháp và Đức đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi Mỹ “nẫng tay trên” hợp đồng của họ ngay cả khi cả hai nước này tưởng như mọi sự đã an bài.
“Việc sử dụng sức mạnh đồng tiền ở đây là không phù hợp. Họ sẵn sàng trả mọi giá bởi họ đang quá cần khẩu trang. Người Mỹ đang dùng rất nhiều tiền để đạt được mục đích của mình”, Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích.
Trong một trường hợp khác, một đơn hàng gồm 200.000 khẩu trang y tế được Đức đặt từ một nhà máy ở Trung Quốc của 3M- một tập đoàn lớn của Mỹ - đã bị “tịch thu”.
Tại Brazil, Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta cho biết, Trung Quốc đã dừng một số đơn hàng của nước này sau khi Chính phủ Mỹ điều 20 máy bay vận tải đến Trung Quốc để mua đúng sản phẩm mà Brazil đặt mua trước đó với số tiền lên đến 228 triệu USD. Nếu không có “sự can thiệp bất thường” nói trên, số hàng này lẽ ra sẽ được chuyển tới Brazil trong vòng 30 ngày tới.
Một trường hợp khác cũng liên quan đến Đức. Một công ty của nước này phụ trách việc đặt hàng khẩu trang cho Chính phủ của bà Merkel cho biết, mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào tuần cuối cùng của tháng 3 khi “sự hiện diện” của Mỹ ngày càng rõ rệt trên thị trường khẩu trang toàn cầu. Theo Công ty này, giờ thì việc hoàn tất thủ tục đặt hàng không đồng nghĩa với việc hàng sẽ được giao, bởi nhu cầu thị trường đang lớn hơn nguồn cung rất nhiều.
Tại Pháp, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra. Chủ tịch Hội đồng vùng Grand Est Jean Rottner cho biết: “Tình trạng giành giật khẩu trang diễn ra liên tục và các lô hàng có thể bị chuyển tay bất kỳ lúc nào ngay cả vào phút chót. Trên đường băng, người dân Mỹ luôn rút tiền mặt và trả giá gấp 3-4 lần so với giá của chúng tôi”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo