Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, yêu cầu "không để lỡ thời cơ"
DNVN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 nhưng với điều kiện đảm bảo nhu cầu trong nước (gồm cả dự trữ).
Để Việt Nam trở thành "công xưởng" sản xuất khẩu trang / TP.HCM: Phát hiện cơ sở sản xuất khẩu trang có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu
Cụ thể, ngày 15/4/2020, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ phòng, chống Covid-19. Theo đó, liên quan đến kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia, lãnh đạo Chính phủ đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (gồm cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xử lý nhanh việc này, không để lỡ thời cơ.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Y tế khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, phản ánh của một số doanh nghiệp dệt may, theo Nghị quyết 20, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép, và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp. Điều này sẽ “bó” các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Chính thức kết nối trở lại đường bay thẳng Osaka – Đà Nẵng
Không phát sinh chi phí dịch vụ Bưu điện khi thay đổi địa giới hành chính
Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 68, số doanh nghiệp gia nhập thị trường khởi sắc
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
Hai trụ cột cải cách trong xây dựng Chính phủ điện tử, nền tài chính số quốc gia

Chuỗi cung ứng lạnh bứt tốc, hướng mốc 1,7 triệu pallet vào 2028
Cột tin quảng cáo