Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục

Các nhà kinh tế dự báo, xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 khi khách hàng đổ xô đặt hàng.

Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển / Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những rủi ro về mức thuế quan mới đang khiến các doanh nghiệp Mỹ phải tăng tốc nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc. Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm nay xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Theo dự báo của Bloomberg, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng 7% trong 3 tháng cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn mức tăng trưởng 5% được ghi nhận hồi tháng 10, tức trước cuộc bầu cử ở Mỹ và sẽ giúp tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay của Trung Quốc đạt hơn 3.500 tỷ USD - vượt mức kỷ lục trước đó vào năm 2022.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã đề xuất tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên tới 60%. Mức thuế này được các nhà kinh tế cho rằng sẽ có tác động không nhỏ tới thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Donald Trump đã áp thuế lên tới 25% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc - gây ra sự trả đũa từ Bắc Kinh - và Tổng thống Joe Biden vẫn giữ nguyên phần lớn mức thuế này.

Viễn cảnh về một cuộc chiến thương mại mở rộng sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang làm dấy lên dự báo về các biện pháp kích thích lớn hơn vào năm tới, khi Trung Quốc chuẩn bị cho một kỷ nguyên bảo hộ mới. Trái ngược với xuất khẩu bùng nổ, tăng trưởng nhập khẩu đi ngang khi nền kinh tế trong nước đang vật lộn để phục hồi, gây ra phản ứng dữ dội trên toàn cầu từ các quốc gia lo ngại về sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc giá rẻ.

 

Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng 4,9% trong quý IV, cao hơn so với mức dự báo ​​4,8% vào tháng trước.

Các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát dự đoán Trung Quốc sẽ giải phóng tiền để các ngân hàng cho vay bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 0,25 điểm phần trăm trong quý IV, đồng thời giữ nguyên các lãi suất chính sách quan trọng, như lãi suất mua lại đảo ngược kỳ hạn bảy ngày, cho đến năm sau. Những dự đoán này tương tự các dự báo trong cuộc khảo sát tháng 10.

Lần gần nhất Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cắt giảm RRR là vào tháng Chín, ngay sau khi Thống đốc Pan Gongsheng công bố một loạt biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Tháng trước, ông Pan nhắc lại rằng PBoC có thể giảm tỷ lệ này thêm 0,25-0,5 điểm phần trăm vào cuối năm tùy thuộc vào điều kiện thanh khoản trên thị trường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm