Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tháng 10/2022 tăng hơn 17%

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 10/2022 Việt Nam xuất khẩu được 17.861 tấn, tiêu đen đạt 16.248 tấn, tiêu trắng đạt 1.613 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 67,5 triệu USD, tiêu đen đạt 58,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 8,9 triệu USD. So với tháng 9, lượng xuất khẩu tăng 26,8%, kim ngạch tăng 17,2%.

Đà Nẵng: Thu hồi sản phẩm Trà túi lọc Sâm Ngọc Linh do không bảo đảm an toàn thực phẩm / Điều kiện để đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp sổ đỏ

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 4.320 tấn, tăng 19,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 84,5% đạt 3.921 tấn, so với tháng 9/2022 và đây cũng là lượng nhập khẩu lớn nhất tính từ tháng 5/2021 của Trung Quốc (5.048 tấn).

Đứng đầu xuất khẩu trong tháng 10/2022 vẫn là các doanh nghiệp Olam: 2.313 tấn, Trân Châu: 1.362 tấn, Phúc Sinh: 1.277 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi Trung Quốc bao gồm: Minh Quang Ls: 1.113 tấn, Hồng Phúc Lạng Sơn: 959 tấn, XNK Logistics: 577 tấn.

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tháng 10/2022 tăng hơn 17%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tháng 10/2022 tăng hơn 17%. Ảnh: Trình Nhị

Ở chiều ngược lại, tháng 10/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 2.174 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.060 tấn, tiêu trắng đạt 114 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu tăng 27,3%, kim ngạch tăng 14,6%. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn trong tháng 10 bao gồm: Olam: 597 tấn, Gia vị Việt Nam: 594 tấn, Haprosimex JSC: 270 tấn, Nedspice: 261 tấn. Brazil là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam trong tháng đạt 1.512 tấn, chiếm 69,5%.

Xuất khẩu hồ tiêu cho thấy sự khởi sắc, nhưng chưa được như kỳ vọng. Thị trường nhìn chung tiếp tục giảm do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước nhập khẩu so với đồng USD.

Ngoài những yếu tố kể trên, hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn. Cácđều chỉ ra, nhu cầu hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa Đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra. Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam ra thị trường, do đó báo hiệu bức tranh không mấy sôi động.

Trước thực trạng trên, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành hồ tiêu cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chưa phải là lớn của ngành hàng gia vị Việt Nam như Trung Đông, châu Phi là hướng đi khả quan.

Bên cạnh đó thúc đẩy xây dựng hệ thống thông tin, dự báo và phát triển thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hồ tiêu sang các thị trường có tiềm năng, duy trì và phát triển vị thế của tiêu Việt Nam trên các thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu (EU).

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm