Thị trường

Kín đơn hàng đến hết năm, ngành gỗ nắm chắc xuất khẩu 9 tỷ USD

Các doanh nghiệp chế biến gỗ cho biết đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018 nên mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm nay sẽ thành hiện thực, thậm chí là vượt xa.

Smartphone ‘nồi đồng, cối đá’, pin 5.000 mAh, giá hơn 4 triệu / Bảng giá xe Nissan tháng 8/2018: Khuyễn mãi hấp dẫn

Tại buổi gặp gỡ để chia sẻ thông tin trước thềm Hội nghị của Chính phủ về Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu ngày 8.8 tới, các doanh nghiệp chế biến gỗ cho biết, đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018.

Số liệu thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, 6 tháng từ năm 2018, doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đã đạt 4,13 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, chỉ số phát triển toàn ngành chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8 – 15%/năm. Nếu như năm 2000 giá trị kim ngạch của ngành chỉ đạt 2 triệu USD, sau 17 năm, đến năm 2017, con số này đã là 8 tỷ USD.Bình quân mỗi năm tăng trưởng hơn 440 triệu USD.

Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trên, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng rất ấn tượng. Đến nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã có gần 100 doanh nghiệp có kim nghạch xuất khẩu đạt từ 26- 200 triệu USD/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng từ 5-7% so với năm trước.

Tính đến cuối năm 2017, toàn ngành đã sử dụng 419.565 lao động thường xuyên tại các nhà máy. Dự báo đến năm 2020, tổng sản phẩm của ngành khoảng 13,43 tỷ USD, năng suất bình quân khoảng 25.000 USD/người/năm. Thời điểm đó, toàn ngành sẽ sử dụng 533.720 lao động.

Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, điều đáng mừng làrất nhiều doanh nghiệp ý thức đầu tư phát triển nhân lực thiết kế, tham gia các chương trinhg đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên,…

Nghĩa là, trong tương lai, chất lượng nhân lực của ngành sẽ được cải thiện và nâng cao đáng kể. Theo ông Hạnh, nếu được đầu tư đổi mới công nghệ hợp lý, dự kiến đến năm 2025 số lao động mà ngành sẽ sử dụng lên đến gần 900.000 lao động.

kin don hang den het nam, nganh go nam chac xuat khau 9 ty usd hinh anh 1

Đồ gỗ nội thất xuất khẩu từ gỗ cao su

Phát triển nhanh song song với bảo vệ môi trường

Bên cạnh khả năng sản xuất, việc giải được bài toán nguyên liệu liệu chính là lợi thế lớn của ngành gỗ Việt Nam. Từ cuối năm 2014, Chính phủ quyết định đóng cửa rừng. Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhu cầu cấp bách về nguyên liệu buộc ngành phải dùng hai giải pháp song song, đó là nhập khẩu nguyên liệu và trồng rừng để khai thác.

Cụ thể là ngành gỗ Việt Nam đã phối hợp với các địa phương thực hiệnchương trình phủ xanh đồi trọc trong đó có cây gỗ keo, là loại gỗ mà hiện này sử dụng chế biến nội thất xuất khẩu rất nhiều, đây là nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng. Cùng với đó là cây cao su, sau thời gian khai thác mủ, cao su còn được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất.

Nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng của ngành chế biến gỗ đã kích thích trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất. Từ chương trình trồng rừng, tỷ lệ che phủ rừng là 39,7% năm 2011 đã tăng lên 41,45% năm 2017. Con số này tương ứng với tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước, tính theo khối lượng, từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng đạt 55% vào năm 2020.

Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng, lần lượt từ 64% xuống 48% và 45%. Quan trọng hơn cả, nếu loại gỗ rừng trồng có vòng quay khai thác là 10 năm thì để 1 năm khai thác còn lạicó 9 năm phủ xanh.

"Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp trong ngành có lợi thế hơn hẳn vì có nguyên liệu rẻ hơn so với việc nhập khẩu. Đây chinh là cơ sở đưa Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới", ông Hạnh nhận định.

Theo Dân Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo