Chây ỳ đóng bảo hiểm, hơn 700 doanh nghiệp tại Nghệ An bị "điểm tên"
Thúc đẩy hợp tác giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh / Sắp mở đường bay thương mại Hà Nội đến Cà Mau
Theo báo cáo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 14/2, trên địa bàn tỉnh có hơn 756 đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) với số tiền lên tới hơn 173 tỷ đồng.
Đơn vị có số nợ bảo hiểm lớn nhất là hơn 21 tỷ đồng, ít nhất là hơn 5 triệu đồng. Doanh nghiệp có thời gian bị nợ bảo hiểm thấp nhất là 3 tháng, nhiều nhất là 145 tháng.
Công nhân củaCông ty CP Nam Thuận (trụ sở tại xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu) nhiều lần đình công đòi quyền lợi.
Những doanh nghiệp nợ bảo hiểm “khủng” phải kể đến như: Công ty CP Đầu tư và xây dựng 24 (trụ sở tại xã Nghi Phú, TP Vinh) nợ hơn 21,5 tỷ đồng; Công ty CP 482 (phường Lê Lợi, TP Vinh) nợ hơn 16,7 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng thủy lợi I (trụ sở tại phường Đông Vĩnh, TP Vinh) nợ hơn 9,8 tỷ đồng; Công ty CP Nam Thuận (trụ sở tại xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu) nợ hơn 9,1 tỷ đồng.
Công ty CP Xây dựng và thương mại 423 (trụ sở tại phường Quang Trung, TP Vinh) nợ hơn 7,5 tỷ đồng; Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An (trụ sở tại phường Hưng Bình, TP Vinh) nợ hơn 5,6 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông 9 (trụ sở tại phường Đông Vĩnh, TP Vinh) nợ gần 4,5 tỷ đồng…
Theo BHXH tỉnh Nghệ An, trong năm 2022, các đoàn liên ngành đã làm việc với hơn 160 đơn vị có số nợ cao, thời gian nợ kéo dài; thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại hơn 300 đơn vị, thu hồi hơn 81 tỷ đồng tiền nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động.
Tuy nhiên, công tác đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có số nợ lớn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ bảo hiểm kéo dài không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo