Kinh doanh

Có nên thực hiện kích cầu du lịch sau đợt Covid-19 lần 2 hay không?

DNVN - Làm gì để giúp du lịch từng bước ổn định, thoát khỏi vòng xoáy Covid-19? Có nên thực hiện kích cầu du lịch ngay sau khi làn sóng Covid-19 thứ 2 vừa tạm lui? Bà Phan Thị Thu Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Du lịch Cộng Đồng Việt Nam (VTCT), Giám đốc – Cty TNHH Đầu tư TM và DL Hoàng Anh (Hà Nội) đã chia sẻ về vấn đề này.

Ông Cao Trí Dũng: Du Lịch Đà Nẵng chuẩn bị kịch bản để đón khách trở lại từ tháng 10 / Quảng Bình: “Con cưng” của các công ty du lịch sau đại dịch

bà Phan Thị Thu Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Du lịch Cộng Đồng Việt Nam(VTCT), Giám đốc – Cty TNHH Đầu tư TM và DL Hoàng Anh( Hà Nội)

Bà Phan Thị Thu Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam(VTCT), Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư TM và DL Hoàng Anh( Hà Nội).

Sau đợt dịch kéo dài, du lịch đang ấm dần từng bước đi chậm rãi và cẩn trọng. Với bài toán kích cầu cần có những chiến lược cụ thể của từng vùng, từng thị trường trọng điểm. Làm gì để giúp doanh nghiệp du lịch từng bước ổn định, để giúp doanh nghiệp thoát khỏi vòng xoáy Covid-19? Có nên thực hiện kích cầu du lịch ngay sau khi làn sóng Covid-19 thứ 2 vừa tạm lui?

Trả lời các câu hỏi này, Doanh nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn bà Phan Thị Thu Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Du lịch Cộng Đồng Việt Nam(VTCT), Giám đốc – Cty TNHH Đầu tư TM và DL Hoàng Anh(Hà Nội).

Thưa bà, bà có nhận định gì về tình hình của ngành du lịch Việt Nam hiện nay?

Bà Phan Thị Thu Minh: Hiện nay tôi cho rằng ngành du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù là ngành du lịch, là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và phục hồi được cũng phải cuối cùng. Lý do, khách hàng của ngành du lịch, muốn nghỉ ngơi, giải trí phải có nguồn tiền tích lũy riêng của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp. Dịch bệnh kéo dài,nguồn tích lũy này đã phải chuyển sang việc chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống, nên cắt giảm cho việc đi du lịch.

Tình hình người lao động bị cắt giảm việc làm, không có công ăn việc làm, thì chắc chắn không ai có thể nghĩ đến việc đi du lịch và du lịch trở thành một thứ xa vời với nhiều người trong thời điểm hiện nay. Sau đợt dịch lần 1, những tưởng ngành du lịch cũng được phục hồi dần dần và dịch lần 2 kéo đến sau khi đợt 1 chưa kịp phục hồi. Ngành du lịch trong đó có nhiều dịch vụ đi kèm đã gần như bị đóng cửa hoàn toàn và lữ hành cũng vậy.

Sau đợt dịch lần 2, khả năng để hoạt động trở lại càng khó khăn nhiều hơn. Bản thân tôi cũng chỉ mong rằng, mọi thứ đi vào quỹ đạo của nó và mong người dân phục hồi được công ăn việc làm, có tiền, người dân lại đi du lịch trải nghiệm những dịch vụ.

Vậy công ty du lịch của bà hiện nay như thế nào?

Công ty tôi hiện nay cũng như rất nhiều những công ty du lịch khác, sau phục hồi lần 1 chưa được bao lâu lại tiếp tục bị đợt dịch thứ 2 kéo đến làm mọi người trở tay không kịp. Đã có rất nhiều doanh nghiệp điêu đứng, vừa vào guồng quay, lại dịch bệnh trở lại. Tất cả mọi hoạt động tour đều dừng hết, người dân dè chừng việc đi du lịch. Hiện tại, nhu cầu về du lịch chỉ có những nhóm khách lẻ gia đình, bạn bè thân nhau. Họ đi cũng trên cách tự di chuyển bằng ô tô riêng của mình. Có chăng đặt dịch vụ cũng nhờ công ty du lịch đặtphòng hoặc vé máy bay, hoặc mua tour dưới dạng Combo.

Để cứu công ty, doanh nghiệp tôi có mở thêm 1 ngành nghề sản xuất khác, chính vì vậy việc ảnh hưởng bởi dịch chỉ một phần. Còn sản xuất vẫn làm bình thường, chỉ có du lịch chững lại theo tình hình chung. Có khách chúng tôi vẫn làm và book dịch vụ khi họ cần đặt.

Thưa bà, đợt dịch Covid-19 lần 1, ngành du lịch đã có những có bước đột phá về kích cầu, và khách đi du lịch đã tăng nhanh, nhưng thực sự bài toán về kích cầu có nên chăng trong thời điểm hiện nay, khi dịch Covid-19 thứ hai vừa tạm lui. Vì đôi khi vội vã kích cầu nó lại là con dao hai lưỡi. Vậy quan điểm của bà thế nào?

Quan điểm của tôi,việc đợt dịch Covid-19 kéo dài lần 1, rồi lần 2 đã làm lao đao rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt, là ngành du lịch đã phải hứng trọn trong đợt dịch Covid-19 lần này. Mặc dù đợt 1 với sự nỗ lực không nhỏ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và các sở ban ngành địa phương vào cuộc để kích cầu tạo thuận lợi nhất cho người dân được chạm đến những dịch vụ cao cấp tốt nhất. Đó là cả một sự nỗ lực của toàn ngành từ công ty du lịch, cho đến các dịch vụ du lịch.

Nhưng đến thời điểm hiện nay, sau dịch Covid-19 lần 2 trở lại, với quan điểm cá nhân tôi chúng ta cần cân nhắc việc đưa chính sách kích cầu thêm lần nữa. Lý do, trong một thời gian dài, các bên cung ứng dịch vụ đã bị thiệt hại nặng nề. Nhân công bị cắt giảm gần như toàn bộ dẫn đến việc phục hồi là một điều khó khăn.

Kích cầu, cần có bài toán cân nhắc kỹ. Bởi vì, sau dịch lần 1, người dân vẫn chưa thấy mức độ nguy hiểm nên nhu cầu du lịch cao. Nhưng sau khi dịch xuất hiện lần 2 tái trở lại, đã làm quá nửa tổng số dân phải nhìn lại đến việc chi tiêu, cắt giảm hết những việc không cần thiết.Du lịch là gia đình hay cơ quan cũng vậy, đều phải có nguồn tiền dự trữ để riêng. Vì vậy, mọi chi tiêu chỉ dồn vào cuộc sống hàng ngày. Số còn lại nhu cầu du lịch có nhưng không nhiều, nếu muốn đi họ vẫn đi nhóm nhỏ, gia đình tự đi và tự book dịch vụ.

Vậy theo bà, thời điểm này ngành du lịch nên có những bước đi như thế nào?

Trong thời điểm này, ngành du lịch nên nghiên cứu các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.Giải quyết những hậu quả tồn đọng của kích cầu lần 1, chung tay đưa ra chính sách khắc phục cho các doanh nghiệp tại các địa phương; Hỗ trợ thực tế và thiết thực sao cho doanh nghiệp được phục hồi và đi vào hoạt động bình ổn, tùy diễn biến tình hình mà chúng ta đưa ra phương án kích cầu hay không kích cầu.

Xin cảm ơn bà!

Đinh Thanh Loan,
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm