Kinh doanh

Kéo dài thí điểm hoạt động BQL An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng thêm 3 năm

DNVN - Sáng 3/12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP Đà Nẵng, đồng thời công bố Quyết định số 1319/QĐ-TTg (ngày 28/8/2020) của Thủ tướng Chính phủ về kéo dài thời gian thí điểm hoạt động BQL ATTP TP Đà Nẵng.

Đà Nẵng giải thể Bệnh viện dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn / Tối nay (25/11) công bố chương trình du lịch “Ba địa phương – Một điểm đến, nhiều trải nghiệm”

Theo đó, tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian hoạt động của Ban quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP Đà Nẵng trong thời gian 3 năm, kể từ ngày 26/8/2020. UBND TP Đà Nẵng tổng kết việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 26/6/2023.

Sáng 3/12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức tổng kết 3 năm thí điểm thành lập BQL ATTP TP và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thí điểm thêm 3 năm nữa

Sáng 3/12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức tổng kết 3 năm thí điểm thành lập BQL ATTP TP và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thí điểm thêm 3 năm nữa.

Trước đó, tại Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương thí điểm thành lập BQL ATTP TP Đà Nẵng là cơ quan thuộc UBND TP Đà Nẵng, có chức năng thực thi pháp luật, có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về ATTP trên địa bàn. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, đặc biệt là việc tập trung một đầu mối về công tác quản lý ATTP đã góp phần mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm bữa ăn sạch, an toàn hơn cho người dân.

“BQL ATTP TP Đà Nẵng ra đời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý về ATTP trên địa bàn TP tương ứng với quy mô, đối tượng quản lý, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2021, khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành, góp phần giải quyết những bức xúc của vấn đề mất vệ sinh ATTP ở địa phương” – ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng BQL ATTP TP Đà Nẵng cho hay.

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, với vai trò là cơ quan tham mưu ban hành cơ chế, chính sách về ATTP, trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, BQL ATTP TP Đà Nẵng đã tham mưu UBND TP ban hành các văn bản về ATTP theo thẩm quyền, khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP và theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh nêu rõ, gần 90% nông sản mà Đà Nẵng tiêu thụ được nhập từ ngoại tỉnh nên việc thiết lập cho TP một hệ thống đảm bảo ATTP từ trang trại đến bàn ăn không còni là sự lựa chọn mà là sự bắt buộc, BQL ATTP TP với tư cách là cơ quan đầu mối sẽ thuận lợi hơn trong giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo ATTP là trách nhiệm chung, vì vậy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia người tiêu dùng. Nhiệm vụ quản lý ATTP được đánh giá là rất khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong tình hình hội nhập quốc tế. Vì vậy, mô hình BQL ATTP TP là cơ quan tương đương cấp sở là phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

“Được sự thống nhất của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai thí điểm mô hình BQL ATTP TP Đà Nẵng, hy vọng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, BQL ATTP TP sẽ tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục những mặt còn hạn chế, để tiếp tục góp phần tích cực bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dân TP!” – Ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

03 năm không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm

Một trong những thay đổi rõ nét thời gian qua về lĩnh vực ATTP trên địa bàn là cải thiện chất lượng thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các chợ. Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có 70 chợ (66 chợ dân sinh, 2 chợ tạm, 2 chợ đầu mối nông sản, thủy sản); đến nay đã có 8 chợ đạt được các tiêu chí về chợ ATTP.

Đồng thời, hiện có 28 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia cam kết cung ứng chuỗi thực phẩm an toàn. Sản phẩm của các đơn vị này được BQL ATTP lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu ATTP hàng năm. Qua đó, hiện đã có 36 sản phẩm rau, thịt, thủy sản và các loại thực phẩm được xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, là những địa chỉ cho người dân yên tâm lựa chọn, sử dụng thực phẩm vì các chỉ tiêu an toàn được kiểm tra, thẩm định thường xuyên.

Cùng với đơn giản hóa thủ tục hành chính; tham mưu UBND TP ban hành bộ tiêu chí ATTP đánh giá xếp hạng dịch vụ ăn uống trên địa bàn, BQL ATTP TP Đà Nẵng cũng triển khai công tác thanh tra chuyên ngành về ATTP thường xuyên, liên tục và đột xuất, nhất là các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Chiến dịch mùa hè, Lễ hội pháo hoa quốc tế...

3 năm qua, BQL ATTP TP Đà Nẵng đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành tập trung vào các chuyên đề như: nước uống đóng chai, nước đá; thực phẩm chức năng; dụng cụ, vật liệu bao gói, tiếp xúc và chứa đựng thực phẩm; phụ gia thực phẩm; bánh, mứt, kẹo; thủy sản và các sản phẩm thủy sản; sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả...

Qua hơn 4.200 lượt thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện 157 trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 922 triệu đồng, trong đó có 20 cuộc thanh tra đột xuất với số tiền xử phạt hơn 450 triệu đồng.

Giai đoạn 2018 – 4/2020, trên địa bàn TP Đà Nẵng chỉ có 01 vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận với 88 người mắc, không có người tử vong. Tiếp nhận và xử lý 32 thông tin phản ánh, xử phạt hành chính 07 cơ sở với số tiền 85.300.000 đồng. BQL ATTP đã xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP nhằm kịp thời điều tra, xử lý và ngăn chặn sự phát tán lan rộng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

BQL ATTP TP Đà Nẵng cũng đã thành lập 04 Đội phản ứng nhanh; thông báo số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tập trung vào các bếp ăn tập thể, cơ sở thức ăn đường phố, khu du lịch, lễ hội, bữa ăn tập trung đông người.

Hệ thống tiếp nhận khai báo thông tin về ngộ độc thực phẩm đã thực hiện đồng bộ từ TP đến quận huyện và xã phường thông qua đường dây nóng, hệ thống các cơ sở y tế, cơ sở điều trị. Từ đó các vụ ngộ độc thực phẩm được phát hiện kịp thời và nhanh chóng triển khai các biện pháp nghiệp vụ từ điều tra, xử lý vi phạm, đề ra giải pháp khắc phục sự cố góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra ngộ độc tập thể, hàng loạt.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm