Kinh doanh

Xuất nhập khẩu tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

DNVN - Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

Vietsetgroup phát hành trái phiếu sai quy định, có dấu hiệu vi phạm pháp luật / SSI đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục 1.870 tỷ, tăng vốn lên 11.000 tỷ đồng

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3%; nhập khẩu hàng hóa đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8%. Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021 xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Về xuất khẩu, trong tháng 4/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 25,5 tỷ USD, giảm 14% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 44,9%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,76 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%, chiếm 75,2%.

Trong 4 tháng đầu năm 2021 có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,8%).

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số này, có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,8%, bao gồm điện thoại và linh kiện (18,4 tỷ USD, tăng 19,4%); điện tử, máy tính và linh kiện đạt (15,9 tỷ USD, tăng 30,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (12 tỷ USD, tăng 76,9%); hàng dệt may (9,5 tỷ USD, tăng 9%); giày dép (6,4 tỷ USD, tăng 18,7%); gỗ và sản phẩm gỗ (5 tỷ USD, tăng 50,5%)…

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 57,58 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Tiếp đến, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 36,6 tỷ USD, tăng 27,5% và chiếm 35,2% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 7,33 tỷ USD, tăng 8,8% và chiếm 7,1% (giảm 1,3 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% và chiếm 2,3% (giảm 0,5 điểm phần trăm).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%; thị trường EU đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,1%; thị trường ASEAN đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3%; Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Như vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng rất cao, đóng góp lớn cho tốc độ tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Về nhập khẩu, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 35,69 tỷ USD, tăng 24,8% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 66,92 tỷ USD, tăng 34,2%. Trong tháng 4/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, giảm 5,1% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 43,5%.

Trong 4 tháng đầu năm 2021 có 19 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 77,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (3 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 41,8%), trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 22 tỷ USD (chiếm 21,5% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,8 tỷ USD, tăng 31,7%; điện thoại và linh kiện đạt 6 tỷ USD, tăng 44%...

Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 96,31 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 46,77 tỷ USD, tăng 29,7% và chiếm 45,6% (giảm 0,4 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 49,54 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 48,3% (tăng 0,8 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,1% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 16,9%; thị trường ASEAN đạt 14,1 tỷ USD, tăng 48,2%; Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10,5%; thị trường EU đạt 5,3 tỷ USD, tăng 16,6%; Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 7,9%.

Cán cân thương mại hàng hóa đang thặng dư 1,29 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,21 tỷ USD.

Xét cụ thể về thị trường, 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang EU 7,3 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 16,3 tỷ USD, tăng 68,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 10 tỷ USD, tăng 20,5%. Đặc biệt, nhập siêu từ ASEAN lên tới 5,4 tỷ USD, tăng 194,1%.

Trong 4 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường ASEAN 8,8 tỷ USD, tăng 13,3%, trong khi nhập khẩu từ thị trường này 14,1 tỷ USD, tăng 48,2%.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất sang Trung Quốc 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%; sang EU 12,6 tỷ USD, tăng 18,1%; sang Hàn Quốc 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%; còn sang Nhật Bản 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc 16,9 tỷ USD, tăng 16,9%; từ Nhật Bản 7,2 tỷ USD, tăng 10,5%; từ EU 5,3 tỷ USD, tăng 16,6%; và từ Hoa Kỳ 5,1 tỷ USD, tăng 7,9%.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm