Thị trường

Kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tích cực

Kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận các tín hiệu tích cực sau 6 tháng đầu năm. Nền kinh tế dù còn nhiều thách thức song vẫn là điểm sáng tăng trưởng trong khu vực.

Sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục mới / Đa sắc màu tuần hàng Việt Nam tại AEON Nhật Bản 2024

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trang CNBC trích dẫn nhận định của ông Kai Wei Ang, nhà kinh tế chuyên về Asean, nhấn mạnh, Việt Nam là điểm sáng ở Đông Nam Á nhờ thị trường lao động cạnh tranh và hàng loạt hiệp định thương mai tự do giúp hoạt động xuất khẩu sang các thị trường dễ dàng hơn. Đây cũng là yếu tố cơ bản hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư.

Cùng chung nhận định, trang Borneo Bulletin trích báo cáo của ngân hàng Maybank đánh giá, Việt Nam cùng với Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan là các ngôi sao tăng trưởng. Sự phục hồi trong tăng trưởng là nhờ vào sản xuất và xuất khẩu.

Ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Khối phân tích, Ngân hàng Đầu tư Maybank cho biết: "Những động lực tăng trưởng mà chúng tôi quan sát thấy có yếu tố khả quan và tốt hơn kỳ vọng, đó là xuất khẩu. Động lực thứ hai vẫn tốt như kỳ vọng, đó là giải ngân vốn đầu tư FDI, đầu tư trực tiếp nước ngoài và yếu tố thứ ba là chúng ta thấy du lịch cũng phục hồi tốt".

Trang fibre2fashion trích báo cáo Ngân hàng thế giới cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 5/2024 tăng 2,6% so với tháng 4 và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023 do xuất khẩu tăng mạnh và hiệu ứng nền so sánh thấp từ năm 2023.

 

Cùng chung nhận định, trang the Star cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm trong 5 tháng đầu năm tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó dệt may, nội thất và đồ gia dụng dẫn đầu sự phục hồi. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức.

GS. Pankaj Jha - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh, Đại học Toàn cầu Jindal, Ấn Độ nhận định: "Nếu xem xét các báo cáo đến từ nhiều khu vực khác nhau, một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn là ngành sản xuất và chế biến, đây vẫn thực sự là một ngành đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Bất động sản vẫn cần một số cải tiến để hỗ trợ nền kinh tế. Nhiều hiệp định thương mại vẫn đang chờ xử lý và cần được thực hiện càng sớm càng tốt".

Về triển vọng, trong đánh giá mới nhất tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global, xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức "BB+", triển vọng về xếp hạng tín nhiệm trong dài hạn là ổn định.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm