Thị trường

Kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý III đạt 7,4%. GDP 9 tháng tăng 6,82%.

Tận dụng hết dư địa để đạt đích tăng trưởng kinh tế 7% / Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi xanh

7,4% là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý 3 vừa qua. Đạt được kết quả tích cực trên là nhờ nỗ lực và quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, từ Trung Ương tới địa phương. Đặc biệt, ngay sau cơnbão số 3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Ngoại trừ các năm có biến động nhiều do đại dịch COVID-19 trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023, thì mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu các năm khá ổn định, đều dao động khoảng từ trên 5% - 7%. Đến năm nay, GDP 9 tháng tăng 6,82%. Đây là minh chứng cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đại dịch COVID-19.

Đầu tiên là nông nghiệp, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cơn bão số 3, khiến giá trị tăng thêm khu vực này trong 9 tháng tăng 3,2%. Tuy có thấp hơn những năm gần đây, nhưng nếu so sánh với trước đại dịch, đây vẫn là một tỉ lệ cao.

Thứ 2 là khu vực dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành kinh tế. Khu này trong 9 tháng qua duy trì đà tăng tích cực với tốc độ 6,95%, tương đồng với mức tăng của những năm trước đại dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành giá, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai. Chúng ta cũng đang bước vào mùa mua sắm lớn nhất trong năm, các đơn vị phân phối đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao - Ảnh 1.

Sức mua của nền kinh tế đang dần hồi phục.

13h chiều, không phải giờ cao điểm nhưng tại một siêu thị vẫn tấp lập người đến mua sắm. Có khoảng 50 quầy thanh toán, hiện tại các quầy đang hoạt động hết công suất để phục vụ cho khách hàng. Mặc dù thao tác của các nhân viên rất nhanh, nhưng người tiêu dùng vẫn đang phải xếp hàng chờ đến lượt thanh toán. Đại diện siêu thị này cho biết mỗi ngày sẽ có hàng chục ngàn giao dịch tại đây, số lượng giao dịch tăng dần đều trong những tháng cuối năm.

Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành các cửa hàng siêu thị và đại siêu thị GO & Tops Market Hà Nội cho hay: "Tâm lý của người tiêu dùng hiện nay là tiết kiệm nhiều hơn so với các giai đoạn trước, có thể thấy rõ trong cơ cấu giỏ hàng. Các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống thì có mức tăng trưởng rất là cao, ngược lại các nhóm không thiết yếu và phi thực phẩm thì có mức tăng trưởng kém hơn".

Nhắm vào tâm lý ưu tiên các mặt hàng không thể thiếu, để đẩy mạnh doanh số, các hệ thống phân phối cũng ưu tiên tỷ trọng khuyến mại các mặt hàng này nhiều hơn, đang dạng kênh phân phối.

"Ưu đãi mỗi ngày, ưu đãi cuối tuần đặc biệt là các chương trình deal giá hời mua càng lớn ưu đãi càng nhiều. Chúng tôi có rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng", bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Nội chia sẻ.

"Chúng tôi có tạo những nhóm zalo online trên truyền thông để bàn việc ship hàng cho khách rất nhiều, chúng tôi cũng phân bổ nhân viên đi làm hết để ship hàng tận nơi", bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Giám đốc siêu thị BRGMart 120 Hàng Trống cho biết.

 

Bộ Công thương cho biết từ nay đến cuối năm, các địa phương và các hệ thống phân phối sẽ liên tục cập nhật số lượng hàng hoá, giá cả và các chương trình kích cầu để phù hợp với từng địa bàn, từng thời điểm cao điểm trong năm.

Sản xuất khởi sắc nhờ nhiều động lực hỗ trợ

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm