Kon Tum: Làm giàu nhờ trồng sâm dược liệu
Là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, thiên tai, cùng với đường đi lại khó khăn nên từ khi mới thành lập đời sống của nhân dân trước đây vô cùng thiếu thốn, cái đói bám lấy từng người, từng buôn làng.
Thế nhưng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế; sự tự lực, tự cường của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tu Mơ Rông, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, biết làm giàu bằng chính những sản vật, cây trồng đặc trưng được thiên nhiên ban tặng.
Đất thuốc, đất sâm
Khó khăn về địa hình nhưng Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu thích hợp đẻ phát triển các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.Nắm bắt được điều này, Tu Mơ Rông đã tập trung phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân, đưa nền kinh tế của huyện nghèo 30a có bước đột phá.
Trong các loại cây dược liệu như hồng đẳng sâm (sâm dây), sâm Ngọc Linh, bobo, cà phê catimor, chính quyền huyện đã tập trung phát triển cây sâm Ngọc Linh. Mong muốn thì nhiều, nhưng nguồn lực lại có hạn, vì giá sâm Ngọc Linh giống khá cao. Vì vậy, chính quyền địa phương “đau đầu” để có thể tìm ra “lời giải bài toán” giúp người dân địa phương có thể làm giàu ngay trên mảnh đất Tu Mơ Rông.
Tuy nhiên với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đã cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông chủ động phối hợp UBND các xã, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn triển khai các biện pháp đưa chính sách tín dụng ưu đãi xuống cơ sở thông qua hình thức nhận ủy thác vay vốn. Trong đó ưu tiên vốn cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và những hộ cận nghèo ở vùng khó khăn tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phòng NN&PTNT đã đẩy mạnh công tác tự ươm giống, xây dựng thành quy trình và trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cho người dân và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết lợi ích của sâm Ngọc Linh và các loại thảo dược khác nhằm thay đổi nhận thức của người dân ở nơi đây.
Thúc đẩy giảm nghèo
Điều đáng mừng là nhận thức người dân Tu Mơ Rông đã thay đổi. Đi đầu trong phong trào trồng sâm Ngọc Linh phải kể đến xã Ngọc Lây. Ngọc Lây có 10 thôn thì 5 thôn có người dân tự trồng sâm Ngọc Linh. Tiên phong trong việc trồng sâm ở Ngọc Lây là người làng Lộc Bông.
Gần như 100% số hộ làng Lộc Bông đã tự trồng sâm Ngọc Linh. Người dân rủ nhau “săn” sâm rừng sâu để trồng ở những nơi kín đáo, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Khi giống sâm khan hiếm, nhiều hộ còn bán trâu bò đi để mua giống.
Tương tự như Ngọc Lây, người dân ở xã Măng Ri cũng được coi là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh khi hầu hết hộ dân ở đây đều trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Hiện, công ty TNHH Thái Hòa là một trong những doanh nghiệp đứng ra kí kết hợp đồng bao tiêu không chỉ đối với sâm Ngọc Linh mà còn với tất cả sản phẩm sâm khác cho người dân để phục vụ chế biến sâu. Đây là động lực để người dân phát triển loại cây này thoát nghèo bền vững.Tương tự như Ngọc Lây, người dân ở xã Măng Ri cũng được coi là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh khi hầu hết hộ dân ở đây đều trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Toàn huyện Tu Mơ Rông có diện tích tự nhiên 857,18 km2, dân số gần 26 nghìn người, với 6.158 hộ, trong đó dân tộc thiểu số 5.964 hộ, chiếm 96,8%, với 7 dân tộc anh em đang sinh sống. Nhờ chú trọng phát triển dược liệu trong đó có cây sâm Ngọc Linh, đến cuối năm 2018, toàn huyện có 3.219 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 52,27%, giảm 6,39% so với năm 2017. Ngoài trồng sâm, phát triển các mô hình chăn nuôi cũng đang là một chiến lược quan trọng giúp người dân Tu Mơ Rông thoát nghèo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ