Lãi TCT Cảng hàng không Việt Nam "bốc hơi" 129 tỷ đồng sau kiểm toán
DNVN - Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam "bốc hơi" gần 129 tỷ đồng do tăng mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp.
7 ca nhiễm Covid-19 ở Bình Thuận đã khỏi bệnh / Hơn 45 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ ứng phó Covid-19
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (Mã: ACV) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 sau kiểm toán.
Số liệu kinh doanh trước và sau kiểm toán (Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Đáng chú ý, sau kiểm toán lợi nhuận sau thuế của ACV giảm gần 129 tỷ đồng xuống còn 8.214 tỷ đồng. Nguyên nhân giảm lợi nhuận do khoản chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là chi phí nhân viên quản lý tăng trong khi lợi nhuận gộp không đổi.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của ACV đạt 58.176 tỷ đồng, trong đó tổng nợ đi vay ngắn hạn và dài hạn là gần 15.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và tương đương tiền của ACV lên đến hơn 31.270 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu ACV nửa năm gần đây (Nguồn: Stockbiz)
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên ngành hàng không nên giá cổ phiếu ACV đã mất khoảng 40% từ đầu năm đến nay. Kết phiên 3/4 giá cổ phiếu chốt ở 44.900 đồng/cp.
Không chỉ ACV mà loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không khác cũng lao dốc như: cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) mất trên 40% giá trị, cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không VietJet giảm trên 30%.
ACV là doanh nghiệp khai thác, vận hành 22 sân bay dân dụng tại Việt Nam. Đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành hàng không.
Dự kiến tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của ACV năm 2020 giảm tới 40% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế giảm khoảng 70%. Theo đó, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ACV năm 2020 sẽ giảm khoảng 10.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Theo báo cáo vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải, tính riêng tháng 3 lượng khách phục vụ của các hãng hàng không Việt Nam giảm tới 38% so với cùng kỳ, lượng khách nội địa giảm tới 25% còn 2,4 triệu khách. Đáng chú ý về việc cắt giảm sau đó là ngừng bay các chặng quốc tế gây thiệt hại nặng nề nhất khi sản lượng khách chỉ đạt 480.000 người, gỉam 67% so với cùng kỳ.
Các hãng hàng không đã ngừng bay quốc tế từ ngày 25/3 và mỗi hãng bay chỉ được bay 1 chuyến/ngày trên trên 5 đường bay trục Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Phú Quốc, các đường bay nội địa khác tạm dừng khai thác từ ngày 1 – 15/4. Tần suất bay giảm khiến nhiều máy bay đang phải “đắp chiếu” nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả tới hàng tỷ đồng để đậu đỗ máy bay như Vietnam Airlines mất khoảng 3,3 tỷ/tháng, Vietjet là 3,6 tỷ, Bamboo Airways khoảng 1,24 tỷ đồng/tháng.
Năm 2020 Vietnam Airlines dự kiến sẽ giảm tải cung ứng khoảng 60%; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, tương đương giảm 65% so với kế hoạch. Trong thư của lãnh đạo Vietnam Airlines gửi cán bộ nhân viên cho biết hiện hơn 50% cán bộ nhân viên tương đương khoảng 10.000 người đang phải ngừng việc, toàn bộ phải giảm lương thậm chí cán bộ từ cấp ban trở lên đã tự nguyên không nhận lương.
Hoàng Kiều
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước
Cột tin quảng cáo