Lâm Đồng: Nghề nuôi cá thu tiền tỷ ở vùng xa Lâm Đồng
Quảng Trị: Nuôi cá lóc đầu nhím ở bể xi măng, thu hàng trăm triệu / Đồng Tháp: Làm bồn trong hồ để nuôi lươn, thu cả tấn, bán giá cao
Huyện Cát Tiên thuộc vùng xa của tỉnh Lâm Đồng và người dân từng phải sống trong khó khăn do các mô hình nông nghiệp không đạt lợi nhuận cao. Chỉ đến những năm gần đây, khi hình thức nuôi cá lồng trên các ao, hồ thủy lợi, sông ngòi… phát triển thì kinh tế nhiều gia đình mới khởi sắc.
Ông Hoàng Thanh Viên chia sẻ, gia đình ông gắn với nghề trồng lúa hơn chục năm nhưng nguồn thu từ nông sản chỉ đủ phục vụ những nhu cầu thiết yếu cuộc sống. “Diện tích không nhiều nên sản lượng không cao. Đó cũng chính là lý do nguồn thu về thấp. Khoảng 2 năm trước, tôi đến gia đình người bạn ở Đồng Nai chơi và thấy kinh tế khá giả nhờ nuôi cá diêu hồng nên tò mò học hỏi kinh nghiệm. Đến giữa năm 2017, tôi quyết định đầu tư làm thử và phát triển tốt”, ông Viên kể lại.
Cũng theo nông dân này, đến với nghề nuôi cá, cái khó khăn ban đầu là vốn xây dựng lồng bè, giống và kỹ thuật. Nhờ có bạn “đỡ đầu”, chia sẻ kinh nghiệm, đến nay, ông Viên có thể phát triển một cách độc lập và hướng đến đầu tư mở rộng mô hình.
Ông cho biết, ban đầu, ông vay mượn từ người thân và ngân hàng được gần 100 triệu đồng để làm lồng bè và nhập giống. Về phần thức ăn chăn nuôi, gia đình ông hợp tác với một đại lý ở địa bàn và được hưởng “ưu đãi” trả tiền vào cuối vụ cá nên phần nào bớt gánh nặng.
Người nuôi cá dễ dàng phát triển nghề nhờ huyện Cát Tiên có lợi thế diện tích mặt nước lẫn môi trường trong sạch. |
Đến nay, cùng với việc trồng lúa, gia đình ông Viên phát triển cá lồng và nguồn diêu hồng thương phẩm được các thương lái thu mua đều đặn. Cũng từ đây, mỗi tháng gia đình nông dân này thu về hàng chục triệu đồng lãi ròng, kinh tế gia đình khấm khá hơn trước.
Trong khi đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Tình ở xã Gia Viễn (Cát Tiên) cũng đầu tư, phát triển nghề nuôi cá trên hồ thủy lợi Đắk Lô. Năm 2016, ông đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm bè có 40 lồng và thả cá lăng, cá diêu hồng. Nguồn nước hồ trong sạch, lượng ôxy hòa tan luôn ổn định nên cá phát triển mạnh. Ông cho biết: “Mỗi tháng, gia đình tôi thu hoạch khoảng trên 10 tấn cá các loại. Vì luôn giải quyết được đầu ra và có mức giá khá cao nên năm rồi, gia đình tôi lãi khoảng 1 tỷ đồng”.
Theo ông Tình, nhờ có diện tích mặt nước rộng lớn và quy trình chăm sóc luôn đảm bảo nên những năm qua gia đình ít gặp rủi ro. Trong năm 2020, gia đình ông sẽ tiếp tục mở rộng mô hình lên quy mô 100 lồng để phát triển một cách tập trung, bài bản.
Chính quyền địa phương có nhiều biện pháp trong vận động, hỗ trợ người dân hình thành mô hình nuôi cá theo hướng phát triển hàng hóa. |
Khi thấy mô hình cá lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao, gần đây, nhiều hộ dân cũng mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển. Tại địa bàn xã Gia Viễn, nông dân thường phân chia bè nuôi theo nhiều lồng khác nhau để thả cùng lúc nhiều loại cá. “Việc đa dạng hóa về giống cá giúp chúng tôi quay vòng nhanh trong sản xuất, giảm áp lực về đầu ra và phòng các rủi ro về bùng phát dịch bệnh”, một nông dân thổ lộ.
Theo UBND xã Gia Viễn, mô hình nuôi cá ở địa phương mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân và phong trào đang phát triển mạnh. Nhiều gia đình đã quyết định cải tạo ao hồ, xử lý nguồn nước hoặc cải thiện vùng trũng khó phát triển lúa… để thả cá. Ở hồ Đắk Lô, nhiều gia đình đầu tư vốn để làm lồng bè nuôi các loại cá với quy mô lớn để tăng thu nhập.
Ở lồng bè, người dân thường nuôi nhiều loại cá để tăng thu nhập. |
Ông Trần Quang Trừng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cát Tiên cho biết, huyện có nhiều hồ thủy lợi, hồ chứa nước, sông ngòi là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản. Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua, lãnh đạo địa phương đã vận động, hỗ trợ người dân phát triển nghề theo quy mô lớn, phát triển hướng hàng hóa. Hiện nay, địa phương có trên 290ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn hộ sản xuất.
Huyện Cát Tiên đang thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2020. Tại địa phương này đã hình thành nhiều tổ chức nông dân như hợp tác xã, nhóm hộ liên kết nuôi cá và đang hướng đến sản xuất theo chuỗi cung ứng. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo đề án và hướng đến khai thác hiệu quả mặt nước ở hồ thủy lợi Đạ Si, Mỹ Trung, Phước Trung, Đắk Lô. Đồng thời đổi mới tổ chức, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, hướng đến sự phát triển bền vững.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Cát Tiên, cùng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản, huyện cũng hướng đến quản lý chặt việc đánh bắt thủy sản bằng hình thức xung điện để bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là hoạt động quan trọng để tái tạo nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Những năm gần đây, nhiều gia đình ở huyện Cát Tiên, Lâm Đồng trở nên giàu có nhờ nghề nuôi cá.