Lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu FTM bị bắt buộc hủy niêm yết trên sàn HoSE
Cổ phiếu Gỗ Trường Thành có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc / 18 triệu cổ phiếu HHP niêm yết trên sàn HoSE từ 3/3/2021
Theo đó, cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân bị hủy niêm yết bắt buộc 50 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE từ ngày 16/5 do công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp và tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định của Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Như vậy, chỉ sau hơn 4 năm niêm yết (từ ngày 6/2/2017) trên sàn HoSE, cổ phiếu FTM đã bị hủy niêm yết bắt buộc.
50 triệu cổ phiếu FTM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE từ ngày 16/5/2022
Tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, FTM ghi nhận khoản lỗ 224,2 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên 420,6 tỷ đồng, bằng 84,12% vốn điều lệ. Ngoài ra, nợ ngắn hạn là 1.113,97 tỷ đồng, cao hơn tài sản ngắn hạn 357,97 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã sử dụng 357,97 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
Năm 2020, công ty báo lỗ gần 200 tỷ và năm 2019 lỗ 94,6 tỷ đồng.
FTM hiện đang quản lý và khai thác 3 nhà máy sợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình với năng lực sản xuất 18.000 tấn sợi/năm. Các khách hàng lớn của công ty đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu... và trong nước.
Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh thương mại nguyên liệu đầu vào, gồm bông cotton và xơ polyester cho các doanh nghiệp trong nước như Dệt sợi Đam San, Công ty TNHH TM Hoàng Khang Gia, Công ty TNHH Thương mại Tân Phát…
Được biết, cổ phiếu FTM đã được chuyển sang diện cảnh báo từ ngày 26/4/2021 do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2020 là số âm.
Liên quan đến cổ phiếu này, ngày 30/8/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra thông báo về việc xử phạt đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của UBCKNN, kết quả xác minh của cơ quan công an, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Lê Mạnh Thường (Chủ tịch HĐQT FTM) và bà Phạm Thị Phương do sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM.
Theo đó, mỗi cá nhân trên bị phạt tiền 600 triệu đồng, tổng giá trị phạt là 1,2 tỷ đồng.
Căn cứ kết quả xác minh của Cơ quan công an và kết quả kiểm tra, hậu quả do hành vi thao túng cổ phiếu FTM của 2 cá nhân nêu trên gây ra xác định theo quy định tại Điều 211 - Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của 2 cá nhân này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc