Loạt nông sản vào EU với thuế 0%: Miếng bánh ngon nhưng “không dễ xơi”!
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện dẫn đầu bảng kim ngạch trong 7 tháng / Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khó chạm mốc 43 tỷ USD
Những ngành mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản được đánh giá nhận nhiều cơ hội rộng mở khi tham gia EVFTA.
Hàng loạt nông sản vào EU thuế 0% ngay lập tức
Theo Bộ Công Thương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU; đặc biệt, những ngành mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản được đánh giá nhận nhiều cơ hội rộng mở.
Cụ thể, các mặt hàng nông sản như gạo và sản phẩm từ gạo: EU cam kết dành tổng lượng hạn ngạch 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm; thuế trong hạn ngạch là 0%. Gạo tấm: Xóa bỏ thuế trong 5 năm. Sản phẩm từ gạo: Xóa bỏ thuế trong 3-5 năm.
Còn các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi: Cơ bản xóa bỏ thuế ngay. Cà phê, hạt tiêu, hạt điều, mật ong tự nhiên: Xóa bỏ thuế ngay.
Một số ít mặt hàng nông sản nhạy cảm không được miễn thuế hoàn toàn nhưng chỉ áp dụng TRQ như ngô ngọt, tỏi, nấm hương, đường và các sản phẩm có hàm lượng đường cao, tinh bột sắn.
Còn đối với các mặt hàng thủy sản: 50% số dòng thuế được xoá bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (hiện thuế suất phần lớn 6-22%). 50% số dòng thuế còn lại: Về 0% sau 3 đến 7 năm.
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ: Khoảng 83% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực; khoảng 17% còn lại (gồm ván dăm, ván sợi và gỗ dán,…) sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 5 năm.
Nhiều thách thức
Các chuyên gia lẫn giới doanh nghiệp đều đồng tình cho rằng cơ hội về mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thế mạnh là rất lớn khi ký kết EVFTA.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Công Thương, cơ hội luôn đi kèm thách thức, đặc biệt khi EU là thị trường vốn rất khó tính.
Trước hết, đó là các rào cản kỹ thuật trong thương mại và việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, chưa kể đến các yêu cầu cụ thể của khách hàng đối với từng mặt hàng riêng lẻ.
Không chỉ vậy theo Bộ Công Thương, khi tham gia Hiệp định EVFTA thì nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại cũng tăng đáng kể.
Bởi trên thực tế, khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ thì thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.
Tại cuộc họp mới đây, đại diện Cục phòng vệ thương mại cũng đã nhận diện tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung như một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, đại diện cục này nhắc tới cuộc thương chiến này như một yếu tố gia tăng các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu của nước thứ ba tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại cũng được đại diện Bộ Công Thương cảnh báo.
Cụ thể, một trong những vấn đề làm giảm hiệu quả của việc ứng phó với các vụ kiện của nước ngoài là sự thiếu hợp tác một số doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến việc toàn bộ các doanh nghiệp khác của Việt Nam bị áp mức thuế cao.
"Nhiều doanh nghiệp do lo ngại về nguồn lực tham gia phối hợp, trả lời bản câu hỏi của nước ngoài nên đã bị áp thuế cao. Qua thực tiễn ứng phó với các vụ việc cho thấy khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường có chiến lược ứng phó bài bản và sự hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra nước ngoài hơn", đại diện phía Bộ Công Thương cho biết.
Điều này cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của cơ quan nhà nước phải là sự nỗ lực rất lớn từ phía doanh nghiệp để có thể tận dụng được những cơ hội các FTA mang lại, trong đó có EVFTA.
Nhằm góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận hiệu quả hơn với những cơ hội EVFTA mang lại, ngày mai (21/8), Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Một số cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý”.
Hội nghị này sẽ có phiên Đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm xác định những khó khăn chính, từ đó đưa ra định hướng chiến lược nhằm tháo gỡ những khó khăn nội tại đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp tận dụng có hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam dưới góc nhìn từ Chính phủ và doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51