Logistics trước áp lực cạnh tranh - Bài 1: Làm chủ cuộc chơi
Hết ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, thị trường ô tô cận Tết diễn biến trái chiều / Đà Nẵng: Liên tiếp phát hiện các cơ sở kinh doanh hàng giả Louis, Vuitton, Chanel
Tuy nhiên, chi phí dịch vụ logistics còn khá cao,cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vẫn chưa tương xứng và cùng đó làtrình độ nguồn lực logistics và nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.
Để đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt và thúc đẩy phát triển ngành logistics, trong nhiều cuộc tiếp lãnh đạo cấp cao các nước tới Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính luôn khẳng định về chủ trương đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng, giúp giảm chi phí logistics của doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là phát triển 5 phương thức giao thông về hệ thống cao tốc, các cảng trung chuyển quốc tế về hàng hải, hàng không, xây dựng đường sắt tốc độ cao, đường thủy nội địa. Cùng với đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp nhu cầu của doanh nghiệp.
Để làm rõ hơn về thực trạng phát triển logistics hiện nay cũng như đưa ra những giải pháp góp phần thúc đẩy ngành logistics tăng trưởng trong thời gian tới, TTXVN thực hiện 4 bài viết về nội dung này.
Bài 1: Làm chủ cuộc chơi
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Để phát triển lĩnh vực quan trọng này, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách và kết cấu hạ tầng. Nhờ đó, năng lực và thứ hạng của ngành logistics Việt Nam được cải thiện và có xu hướng mở rộng.
Thúc đẩy tăng trưởng mới
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng và đến nay, tại Việt Nam đã có trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước; khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán…
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông,Chính phủ hiện đang nỗ lực hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu. Đồng thời, tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số… nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất. Để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong hai năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng, kết nối vùng miền đã được xây dựng và hoàn thành. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 sẽ hoàn thành 5.000 km đường cao tốc. Cùng với đó là các tuyến đường ven biển, sân bay, các cảng biển.
"Đây là những điều kiện cần để Việt Nam có thể phát triển ngành logistics trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta còn nhiều việc phải làm", Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ đã phối hợp với cácbộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; xây dựng chính sách, kết nối doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu…Mặtkhác, Bộ cũng ban hành Quyết định số 120/QĐ-BCT về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics quốc gia của Bộ Công Thương giai đoạn 2023 – 2026 để từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nhanh ngành logistics, hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhận định từ các chuyên gia thương mại cho thấy, thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017của Thủ tướng Chính phủ đã giúp ngành logistics Việt Nam được một số kết quả. Cụ thể, đến năm 2023 chỉ số hiệu quả logistics (LPI) đạt 3,3 điểm. Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) và thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN về lĩnh vực này vớitốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao, đạt từ 14 - 16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.
Cùngvới đó, nhiều doanh nghiệp được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tới vùng, miền trong cả nước và các nước trong khu vực. Đặc biệt, tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tăng nhanh;trong đó,một số doanh nghiệp lớn như Transimex, Gemadept, Sotrans, Tân Cảng Sài Gòn… Đâylà những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bên thứ 3, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và có chi nhánh hoặc đại diện ở thị trường ngoài nước.
Ngoàira, hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đã được quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại và an toàn. Nhiều công trình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mạng lưới giao thông đã kết nối đến mọi vùng, miền trong cả nước, giúp giảm chi phí logistics và thời gian giao hàng.Đi liền đó làchính sách mới được ban hành, thủ tục được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.Đặcbiệt, hạ tầng logisticsViệt Nam ngày càng được cải thiện;các tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng và trung tâm logistics được xây dựng mới, mở rộng góp phần nâng cao năng lực xử lý hàng hóa, thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng:Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, lạm phát và lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao cùng nhu cầu giảm mạnh tại thị trường lớn là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng.Xu hướng phi toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, mối quan tâm đến vấn đề về an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu tiếp tục là yếu tố định hình lại chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ cấu vận tải hàng hóa phụ thuộc nhiều vào vận tải đường bộ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí logistics cao (cao hơn so với các nước trên thế giới, tương đương khoảng 18% tổngngân sách quốc nội (GDP), trong khi mức bình quân thế giới là 14%) đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Đánhgiá về logistics với khu vực châu Âu- châu Mỹ,ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, bêncạnhsức ép cạnh tranh về dịch vụ, các tiêu chuẩn mới của quốc tế về môi trường cũng đặt doanh nghiệp dịch vụ logistics trước yêu cầu đổi mới, đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh hóa”, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững.
Tạo hành lang vận tải đa phương thức
Mặc dù lĩnh vực logistics của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt các kết quả tích cực nhưng Thứ trưởng Trần Duy Đông bày tỏ, trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức. Cụ thể như về khung khổ pháp lý với ngành logistics đã có nhiều văn bản được ban hành, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics chưa đồng bộ, tạo hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam cũng còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất....Những điều này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai.
"Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao tận dụng được cơ hội để đưa logistics trở thành một ngành kinh tế quan trọng, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa đủ sức cạnh tranh quốc tế, đồng thời theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới là logistics xanh, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững",Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.
Đón đầuthị trường và để hỗ trợ phát triển ngành logisctics, mới đây,Công ty Tư vấn chuyển đổi số tại Việt Nam FSI đã bắt tay cùng Công ty Qualcomm (Công tybán dẫn toàn cầu của Mỹ) cung cấp các giải pháp chuyển đổi số logisticsgiúp tối ưu việc giám sát hàng hóa, đảm bảo tính liền mạch và hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào và Campuchia nhấnmạnh: Sự hợp tác giữa Công ty FSI và Qualcomm đã mở ra một chương mới trong cung cấp các giải pháp chuyển đổi số ngành logistics hiệu quả nói chung và tối ưu giám sát chuỗi cung ứng nói riêng.Qua đó,kỳ vọng giúpdoanh nghiệp logistics giảm thất thoát hàng hóa, đảm bảo an toàn tài sản, đồng thời loại bỏ lãng phí và tiết kiệm thời gian trong nhiều hoạt động kho vận, xử lý đơn hàng.
Để ngànhlogisticsViệt Nam phát triển nhanh và bền vững, Bộtrưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định:Bộ Công Thương sẽtiếp tục chủ trì, phối hợp vớibộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Ngoàira, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thôngVận tải và địa phương triển khai thực hiện quy hoạch giao thông đảm bảo kết nối hiệu quả với quy hoạch trung tâm logistics trên địa bàn cả nước. Cùng đó, khuyến khích và phát triển doanh nghiệp triển khai vận chuyển đa phương thức nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí logistics; chủ động rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa; cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thống nhất với các tổ chức quốc tế về logistics.
Cũngtheo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ sẽ cập nhật tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và vấn đề liên quan khácnhằmkhuyến cáo tới địa phương,hiệp hội, doanh nghiệpđểchủ động phương án, hạn chế tình trạng ùn ứ cục bộ tại cảng biển, cửa khẩu.Bộ cũng đẩy mạnhxúc tiến phát triển thị trường, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;phát huy vai trò của Diễn đàn logistics Việt Namnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển ngành dịch vụ logistics bền vững.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay, thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics; thu hút đầu tư các trung tâm logistics quy mô lớn, tập trung, theo vùng giúp lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài từ đó phân luồng phân phối đi các nơi.
Để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics các cơ quan liên quan phối hợp xác định chính xác nhu cầu lao động và xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics...Về phía các doanh nghiệp logistics cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.
Bài 2:Rút ngắn con đường từ sản xuất đến tiêu thụ
End of content
Không có tin nào tiếp theo