Lợi suất TPCP của Mỹ tăng, tác động thế nào đến thị trường Việt Nam?
697 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Đài Loan / Ngành thủy sản dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2021
Lợi suất TPCP của Mỹ tăng thì tác động gì đến thị trường Việt Nam?
Vì lợi suất trái phiếu Chính phủ (TPCP) Mỹ tăng mà chứng khoán Mỹ giảm kỷ lục (có nguyên nhân rõ ràng), nhưng sau 2 ngày giảm "kỷ lục" mà Down Jones chỉ mất đi khoảng 3%, S&P 500 giảm 1,09% và Nasdag giảm 1,1%. Đúng là kỷ lục giảm của Mỹ chưa thấm vào đâu so với kỷ lục của Việt Nam, ví dụ như ngày 28/1, VN-Index giảm 6,67% mà không có những lý do cụ thể, bởi ngay ngày hôm sau đã bật tăng hơn 3%.
Chỉ số Down Jones mất đi khoảng 3% sau 2 phiên giao dịch.
Về mặt lý thuyết, lợi suất trái phiếu tính bằng tiền lãi trái phiếu hàng năm tính theo lãi suất cuống phiếu chia cho giá trái phiếu. Khi trái phiếu hút vốn từ nhà đầu tư, giá trái phiếu tăng, thì lợi suất giảm; và ngược lại, khi trái phiếu bị nhà đầu tư bán mạnh, giá trái phiếu giảm, lợi suất sẽ tăng. Tuần này, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 1,4%, ngưỡng cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây. Điều này cho thấy trái phiếu - loại tài sản được ưa chuộng trong môi trường lạm phát thấp - đang mất đi sức hấp dẫn. Điều đó được lý giải, nhà đầu kỳ vọng lãi suất tại Mỹ trong tương lai sẽ tăng lên có thể do kinh tế Mỹ được kỳ vọng phục hồi hoặc có thể kỳ vọng lạm phát tại Mỹ cao trong tương lai. Lãi suất mà tăng lên thì giá cổ phiếu sẽ giảm.
Hiện nay, tại Mỹ
Lợi tức TPCP 10 năm: 1,44%
Lạm phát khoảng 1,7% (được lo ngại là sẽ tăng lên 2%)
Lãi suất: 0 – 0,25%/năm
Lo ngại lạm phát tại Mỹ tăng là bởi, 27/2 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Dự kiến, dự luật này sẽ được đưa lên Thượng viện Mỹ xem xét thông qua. Trong gói cứu trợ 1.900 tỷ USD bao gồm 415 tỷ USD để cải thiện khả năng ứng phó dịch bệnh và triển khai vaccine COVID-19, 1.000 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp các gia đình, khoảng 440 tỷ USD cho doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell.
Lãi suất của Mỹ có tăng được ngay không?
Hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ lãi suất chuẩn gần bằng 0%, ngân hàng trung ương này cũng tiếp tục chương trình mua tài sản tối thiểu ở tốc độ hiện tại là 120 tỷ USD mỗi tháng, cho tới khi ghi nhận "tiến bộ đáng kể hơn nữa" trên thị trường việc làm và lạm phát của Mỹ. Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ, Chủ tịch của FED, ông Jerome Powell bác bỏ những lo ngại cho rằng lạm phát sẽ bùng lên từ việc triển khai một gói kích cầu lớn tiếp theo. Vậy nên, lãi suất tại Mỹ khó có tăng được ngay.
Giả sử lãi suất tại Mỹ tăng thì ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Tỷ giá hối đoái ngày 1/3/2021 (VietcomBank)
Lãi suất đồng USD tăng thì lãi suất đồng Việt Nam (VND) có áp lực tăng hay không?
Vậy nhưng vừa mới đây, VietcomBank tiếp tục giảm lãi suất lần thứ 6 cho khoảng 105 nghìn khách hàng, với dư nợ khoảng 350 nghìn tỷ đồng. ABBank giảm phí từ 0,5-1%, SeaBank ban hành gói 6000 tỷ với Lãi suất thấp với cánhân và doanh nghiệp. Nhiều NH cũng chia sẻ, sẵn sàng giảm thêm lãi suất cho vay nếu nhận thấy DN có phương án khôi phục sản xuất kinh doanh tốt. Theo định hướng của NHNN sẽ duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, để nhằm vừa ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ được doanh nghiệp còn khó khăn trong năm 2021, nếu trong năm nay mức lãi suất cho vay có nhích lên về cuối năm, thì cũng chỉ dao động nhẹ, và mức tăng, nếu có, vẫn sẽ thấp hơn mức giảm sâu trong năm ngoái.
Đồng USD tăng giá thì tỷ giá USD/VND sẽ có thể tăng hay không?
Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ từ tháng 12/2020 đến 27/2/2021 (NHNN)
Với cơ chế điều hành theo Tỷ giá trung tâm, trong 3 tháng qua thay đổi trong khoảng 23.160 – 23.130 (biến động 30 đồng). Cùng với dự trữ ngoại hối năm qua kỷ lục đạt khoảng 100 tỷ USD, vậy càng có dư địa cho thấy tỷ giá trung tâm sẽ tiếp tục ổn định. Mà nếu có tăng chút nào thì xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi. Thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Mỹ có tính bổ trợ cho nha, kim ngạch xuất nhập khẩu hiện khoảng 60 tỷ USD.
Dòng vốn đầu tư quay trở lại Mỹ?
Lãi suất TPCP tăng lên, thì có thể nhà đầu tư quay lại đầu tư TPCP. Nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp. Nhưng đó là lý thuyết trong điều kiện bình thường trước đây, còn trong điều kiện bình thường mới, với diễn biến dịch bệnh vẫn đang trong quá trình diễn ra, cùng với chủ nghĩa dân tộc thì sẽ không dễ dàng để nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Gần 3.000 tỷ đồng đổ vào TTCK Việt Nam trong 2 tháng đầu năm thông qua các quỹ ETF. Hay ngày 27/2 vừa qua, Bloomberg nhận định, Chứng khoán Đông Nam Á chính là "hầm trú ẩn" trước lợi suất trái phiếu vì P/E đủ hấp dẫn. Hầu hết các thị trường chứng khoán Đông Nam Á vẫn đang ở trong tình trạng "quá mua" (overbought). Xét theo nhiều tiêu chí thì đà tăng của các thị trường mới nổi và TTCK châu Á vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Việt Nam là một trong số ít những Quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương trong năm 2020, và là một trong các TTCK đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Hiện, giao dịch khối ngoại tại Việt Nam mỗi phiên giờ cũng chỉ đạt trung bình khoảng 1.500 tỷ, tức chiếm 1/10 giá trị giao dịch trung bình 1 ngày.
Mở cửa thị trường chứng khoán châu Á phiên 1/3/2021 (BloomBerg)
Có ảnh hưởng - Nhưng không nhiều
- Lợi tức TPCP Mỹ tăng đã dự báo từ trước, nên đã phản ánh trong giá cổ phiếu chứng khoán Mỹ
- Đây không phải là cú sốc, tăng dần dần chứ ko tăng vột: 2 tuần mới tăng 0,5 điểm%.
- Cú điều chỉnh tất yếu khi mà giá chứng khoán của Mỹ điều chỉnh về mức cân bằng hơn. Lợi tức của TPCP mạnh giảm xuống đáy, nay điều chỉnh tăng 1 chút trở lại.
- Chúng ta không thể chủ quan nhưng không quá hoảng loạn. Không phải lo lắng 20201 có giống Taper tantrum năm2013 không, bởi nếu giai đoạn 2013 Fed phanh lại gói nới lỏng định lượng thì nay Fed cam kết đồng hành.
- Không phải là cú sốc FED sẵn sàng can thiệp và có những chính sách thích ứng, đảm bảo lạm phát dưới 2%
Thị trường chứng khoán Việt Nam - HOSE có thể bớt nghẽn mạng
Hôm nay (1/3) là hạn cuối để HNX về ý kiến phản hồi của các CTCK về việc chuyển giao dịch một số mã trên HOSE sang giao dịch tại HNX nhưng vẫn giữ nguyên các quy định giao dịch như của HOSE (biên độ, kết cấu phiên, bước giá,…). Tại hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), các chứng khoán này có thể được đổi định danh thành chứng khoán thuộc HNX hoặc giữ nguyên là thuộc HOSE nên tình trạng nghẽn mạng có thể sẽ được giải quyết trong ngắn hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo