Lương 10-30 triệu mỗi tháng, vì sao nhân viên ngân hàng vẫn đua nghỉ việc?
Báo cáo tài chính của VPBank cho biết riêng quý đầu tiên của năm 2019, ngân hàng này đã giảm tới 520 nhân viên, tương đương 5% so với đầu năm. Đây cũng là ngân hàng có số lượng nhân sự sụt giảm mạnh nhất trong những tháng vừa qua.
Vietinbank thuộc top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, cùng mức thu nhập bình quân cho nhân viên 31,3 triệu đồng (thuộc top 6 hệ thống ngân hàng). Tuy nhiên, số lượng nhân viên những tháng qua lại giảm tới 280 người. Tính đến cuối tháng 3, ngân hàng này đang có 22.338 nhân viên các vị trí.
BIDV và SHB cũng là 2 ngân hàng có số lượng nhân viên sụt giảm trên 100 người những tháng đầu năm. Tính đến cuối quý I, riêng ngân hàng BIDV có 23.274 nhân viên, giảm 108 người so với cùng kỳ. Trong khi đó, SHB hiện có 5.500 nhân sự, giảm 161 người so với đầu năm.
Nghề hot, lương cao vẫn nghỉ việc?
Nếu so với mặt bằng các ngành nghề khác như IT, tiêu dùng, bán lẻ... mức thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng cao hơn khá nhiều.
Ngành ngân hàng vốn được coi là ngành hot, lương cao, thưởng nhiều, là niềm mơ ước của nhiều người nhưng thực tế, đã có hàng loạt nhân viên trong ngành phải từ bỏ vì nhiều lý do.
Lý do đầu tiên có thể kể đến là áp lực chỉ tiêu, chạy đua KPI đối với các ngân hàng hiện nay thực sự rất lớn. Không riêng gì các ngân hàng thương mại cổ phần mà ngay cả ngân hàng thương mại nhà nước cũng áp chỉ tiêu cho từng cán bộ nhân viên và không loại trừ một bộ phận nào, từ bộ phận kinh doanh cho đến bộ phận truyền thông, kỹ thuật, từ huy động vốn, cho vay cho tới đòi nợ, mở thẻ…
Đối với nhân viên tín dụng, áp lực doanh số cho vay cũng luôn đè nặng cộng với nỗi sợ vướng vòng lao lý.
Phản ánh của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình).
Nhiều người cho rằng mức thu nhập bình quân cho nhân viên tại mỗi ngân hàng chưa xác thực, một nickname làm việc trong ngành ngân hàng chia sẻ trên trang cá nhân: "Đừng lấy lương bình quân ra nói vì thiểu số sếp lương mấy chục triệu, hàng chục ngàn nhân viên lương chỉ quanh 10 triệu thôi. Nhân viên ngân hàng nghỉ việc nhiều vì làm quần quật 10-11 tiếng/ngày, áp lực rất lớn mà thu nhập thấp."
Có lẽ không nên nhìn báo cáo để đánh giá thu nhập, công việc của nhân viên ngân hàng. Đằng sau những con số “mức lương trung bình hai mươi mấy triệu, ba mươi mấy triệu” là thực tế hoàn toàn khác.
Đối với những người làm trong ngành này hiểu được không bao giờ có “khái niệm” làm việc 8 tiếng/ngày. Việc về nhà lúc 20 - 21h đêm là chuyện diễn ra thường xuyên. Lương thấp nhưng thời gian dành cho công việc nhiều, áp lực với chỉ tiêu, doanh số và chưa kể cả những rủi ro luôn rình rập.
Một số phản ánh của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình).
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng sau một chặng đường dài tái cấu trúc, nhiều ngân hàng trải qua phương án hợp nhất, sáp nhập, sẽ không tránh khỏi sự dịch chuyển nhân sự. Hơn nữa, việc thay đổi lãnh đạo ngân hàng liên tục, cho vay khó khăn, nợ xấu còn cao… cũng làm nản lòng cán bộ, nhân viên và họ chủ động tìm một lối thoát.
Điển hình nhất là vụ hàng loạt nhân viên PGBank nghỉ việc vì thông tin sáp nhập mới đây. Cụ thể tổng số nhân sự nghỉ việc trong năm 2018 lên tới 385 người. Biến động này khiến số nhân sự đến cuối năm 2018 của PGBank giảm 108 người so với đầu năm, dù ngân hàng đã tuyển thêm.
Thực tế, ngân hàng nào cũng chịu áp lực về tăng trưởng lợi nhuận và chuyện áp chỉ tiêu là điều không thể tránh khỏi. Việc nhân viên ngân hàng không thể hoàn thành chỉ tiêu và áp lực công việc phải nghỉ việc, vì thế, vẫn âm thầm diễn ra, bất chấp đây là công việc Hot bậc nhất trong các nhóm ngành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ