Thị trường

Mặt bằng thương mại: Dịch vụ ăn uống "lên ngôi"?

Theo các chuyên gia, thị trường cho thuê mặt bằng đang bước vào giai đoạn sàng lọc để chọn ra nhà đầu tư chuyên nghiệp, có sức chiến đấu lâu dài.

Vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn nước ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế / Thủ tướng chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII

Sau 18 năm gắn bó, mới đây, Parkson Việt Nam đã nộp đơn xin phá sản do những khoản lỗ khó cải thiện. Sự rút lui của một trong những tên tuổi lớn châu Á phần nào cho thấy cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cho thuêmặt bằngbán lẻ.

Parkson Hùng Vương trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư Việt Nam cải tạo, nâng cấp. Số phận cửa hàng duy nhất còn hiện diện với thương hiệu Parkson trên mặt tiền đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, vẫn bỏ ngỏ sau khi công ty chủ quản nộp đơn xin phá sản.

Giới chuyên gia nhận định, ở mặt tích cực đây sẽ là cơ hội cho những nhà bán lẻ khác, khi thị trường đang ở giai đoạn sàng lọc cao, người tiêu dùng chuộng mua sắm trải nghiệm. Quý I vừa qua, thị trường ghi nhận một số trung tâm thương mại chủ động đóng cửa để cải tạo, nâng cấp.

"Khách hàng sẽ ưu tiên các trung tâm thương mại phân bổ khách thuê hợp lý, chủ đầu tư có tên tuổi trong phát triển trung tâm thương mại, biết cách vận hành. Các nhóm nhãn hàng cùng vào với họ là ai. Các trung tâm thương mại làm mới, thay đổi chiến lược kinh doanh, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng của thị trường", bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá.

Mặt bằng thương mại: Dịch vụ ăn uống lên ngôi? - Ảnh 1.

Thị trường cho thuê mặt bằng đang bước vào giai đoạn sàng lọc. (Ảnh minh họa - Ảnh: thesaigontimes)

Theo chuyên gia, thị trường bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi với thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng, thương mại điện tử phát triển, nhóm khách hàng thế hệ Gen Z hay bối cảnh hậu COVID-19. Điều này khiến các nhà đầu tư phải có chiến lược phát triển dài hơi, kế hoạch 3 - 5 năm để mở mới hoặc cải tạo mặt bằng.

"Chiến lược trong một trung tâm thương mại là bao nhiêu diện tích cho F&B, bao nhiêu diện tích cho các mặt bằng cho thuê khác để tăng lượng giao thông cho khách hàng. Có thể họ vào đây ăn uống, nhưng lượng giao thông lớn dẫn đến các mặt bằng khác sẽ được hưởng lợi", ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho biết.

"Thay đổi để phù hợp với một xu hướng mới, để khách hàng không nhàm chán. Ngày xưa các bạn thấy dịch vụ ăn uống chiếm 15 - 20%, nhưng ngày nay tại các trung tâm thương mại, chiếm 30 - 40%. Xu hướng tiêu dùng hiện nay tập trung vào chi tiêu ăn uống, dịch vụ là nhiều, đòi hỏi các trung tâm thương mại phải thay đổi cho phù hợp", ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Retail Solutions, nhận định.

Báo cáo từ các đơn vị tư vấn bất động sản cho thấy, công suất thuê toàn thị trường quý I năm nay vẫn giữ ổn định. Ưu thế thuộc về các nhà đầu tư Việt Nam khi sở hữu vị trí đắc địa, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 94%.

Trong khi đó, các thương hiệu nước ngoài như Lotte, Central Retail hay AEON đều công bố kế hoạch mở mới trung tâm thương mại, có chiến lược kéo khách trên cơ sở bán hàng đa kênh…cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ trăm triệu dân.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm