Thị trường

Mua bán online "vượt mặt" kênh truyền thống và hồi chuông cảnh báo

Đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng, hệ thống bán lẻ đã đẩy mạnh khai thác thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của kênh bán hàng online cũng bộc lộ những bất cập đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai: Cần sự chung tay của cả hệ thống / Giá heo hơi hôm nay 18/10/2023: Cả 3 miền tiếp tục giảm

Siêu thị đẩy mạnh bán hàng online

Chị Trần Gia Linh (quận Ba Đình) một khách hàng thường xuyên lên các sàn thương mại điện tử, tải các APP của siêu thị để mua sắm hàng hóa. "Chỉ cần một cái click chuột trên các trang bán hàng như Shopee, lazada, Postmar, Sendo hoặc dùng APP của siêu thị là có thể tìm thấy tất cả những món đồ mình cần mua”-chị Linh chia sẻ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp bán lẻ đã chuyển đổi hình thức bán hàng thông qua các website, mạng xã hội facebook, zalo hay các sàn thương mại điện tử. Đại diện hệ thống siêu thị Winmart Hà Nội cho biết, để phục vụ khách mua hàng tiện lợi và nhanh chóng, Winmart đã đưa ra nhiều cách mua hàng linh hoạt thông qua điện thoại, app và website.

Tương tự, hệ thống siêu thị Go! BigC, MM Mega Market cũng triển khai dịch vụ đặt hàng qua APP, Zalo, website với hàng ngàn nhu yếu phẩm thiết yếu, đồng thời liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi, giảm giá mỗi ngày… Giám đốc marketing MM Mega Market Đinh Quang Khôi cho hay, thời gian qua doanh thu kênh bán hàng online đã tăng trưởng từ 2% năm 2000 lên 10% hiện nay. Để có được kết quả này, đơn vị đã liên tục nâng cấp hệ thống quản trị bán hàng online để người tiêu dùng dễ dàng mua sắm.

Không chỉ có các siêu thị mà nhiều cơ sở bán lẻ truyền thống cũng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh. Chị Lê Thị Thảo, tiểu thương kinh doanh quần áo trên phố Cầu Giấy chia sẻ, bán hàng online đang trở thói quen bởi chỉ cần một chiếc smartphone là có thể quảng cáo, bán sản phẩm trên mạng xã hội, giúp giảm chi phí nhân công nhưng vẫn mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mua bán online "vượt mặt" kênh truyền thống và hồi chuông cảnh báo

Khách mua hàng tại một siêu thị Winmart.

Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2023 vừa được Bộ Công Thương công bố, có đến 74% dân số Việt Nam thường xuyên tham gia mua sắm online. Đặc biệt, nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C (hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) chỉ đạt khoảng 8 tỉ USD, thì năm 2023 dự báo sẽ đạt 20,5 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 7,8 - 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Kênh mua hàng trực tuyến đã “vượt mặt” các kênh truyền thống trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi mua nhu yếu phẩm.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Mặc dù thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, người tiêu dùng tiệm cận sản phẩm mà không phải trực tiếp đến nơi bán. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng có mặt trái, đó là tình trạng hàng giả, hàng lậu… được rao bán tràn lan trên các sàn, các trang mạng xã hội mà các cơ quan chưa phương án quản lý hiệu quả.

Mua bán online "vượt mặt" kênh truyền thống và hồi chuông cảnh báo

Người tiêu dùng mua hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hoài Nam

Giám đốc điều hành Công ty TNHH Chis Việt Nam Vũ Lê Minh Chi than thở, hiện các sản phẩm collagen do công ty phân phối độc quyền đang được nhiều các đối tượng bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử và quảng cáo là hàng hàng xách tay.

 

từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, từ đầu năm đến nay, qua rà soát đã phát hiện có 4.516 gian hàng vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ hơn 13.600 sản phẩm không đáp ứng các quy định pháp luật trên các sàn thương mại điện tử. Mặc dù lực lượng chức năng đã đẩy mạnh kiểm tra nhưng hành lang pháp lý để xử lý vi phạm về thương mại điện tử chưa theo kịp thực tế. Điều này đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh một số nội dung của Luật thương mại điện tử và các nghị định liên quan phù hợp với tình hình mới.

Mua bán online "vượt mặt" kênh truyền thống và hồi chuông cảnh báo

Người tiêu dùng mua hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hoài Nam

Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, khó khăn lớn nhất mà lực lượng chức năng phải đối mặt trong việc ngăn chặn việc bán hàng giả thông qua thương mại điện từ là các đối tượng không có cửa hàng, chỉ thông qua các website, mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, sau đó chuyển hàng và thanh toán trực tiếp theo thỏa thuận.

Bên cạnh đó, hàng hóa được phân tán, nhỏ lẻ, cất giấu ở nhiều nơi, thậm chí chỉ bán hàng qua trung gian, các website được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn, khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát, xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý. Ngay cả khi kiểm tra, xác minh được kho hàng cũng khó xác minh chủ kho hàng là ai.

 

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sen Đỏ (Sendo.vn) Trịnh Hoa Giang cho rằng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu về quản lý thương mại điện tử tại thời điểm ban hành, nhưng thị trường này thay đổi liên tục đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh. Cụ thể, công nghệ số, internet phát triển nhanh chóng dẫn đến nhiều mô hình thương mại điện tử mới liên tục xuất hiện, không chỉ giới hạn ở 2 mô hình phổ biến là website thương mại điện tử, website cung cấp dịch vụ như trước đây. Các giao dịch, dịch vụ cũng không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã xuyên biên giới, đa dạng về chủ thể tham gia, phức tạp về cách thức hoạt động... Điều đó cho thấy cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP phù hợp thực tế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm