Nâng “chất” thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhu cầu xăng dầu tăng cao, Bộ Công Thương đề nghị thương nhân có phương án nhập khẩu / Không tháo gỡ vướng mắc chính sách, Việt Nam chắc chắn sẽ thiếu khí
Những cổ đông đang sở hữu cổ phiếu ROS của FLC Faros đang đứng ngồi không yên khi Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) ra quyết định hủy niêm yết bắt buộc với hơn 567 triệu cổ phiếu này từ ngày 5/9 tới đây. Lý do là bởi doanh nghiệp này đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và và các trường hợp khác nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
"Với cương vị quỹ đầu tư, tôi nghĩ là đây là một động thái rất tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam khi Ủy ban Chứng khoán đã mạnh tay xử lý những doanh nghiệp thao túng giá gây ảnh hưởng tâm lý và thiệt hại cho nhà đầu tư", anh Nguyễn Quang Huy, nhà đầu tư chứng khoán, cho biết.
Lúc này, thông thường có 2 hình thức để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư: hoặc công ty phải bỏ tiền ra mua lại số cổ phiếu này; hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu chuyển cổ phiếu đó lên sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp. Nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu. Tuy nhiên với trường hợp của ROS, cả 2 hình thức này đều khó khả thi.
"Vấn đề của ROS là rất trầm trọng. ROS hiện tại chưa có đại diện pháp luật và chưa có đơn vị kiểm toán chấp thuận, chưa tổ chức đại hội cổ đông và chưa công bố báo cáo tài chính. Khi chiếu theo quy chế giao dịch của sàn UPCoM, ROS vẫn thuộc dạng đình chỉ giao dịch. Toàn bộ giao dịch của các cổ đông không được thực hiện giao dịch trên sàn nữa. Đến thời điểm này, khi nhận quyết dịnh hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 5/9, gần như các cổ đông không có một biện pháp nào khác để bảo vệ tài sản của mình", ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP chứng khoán Kiến Thiết cho hay.
Chứng khoán không chỉ ảnh hưởng bởi thị trường, mà còn bởi các nhà đầu tư. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Việc mạnh tay chấn chỉnh sai phạm, bình ổn thị trường được cho là giải pháp mạnh tay để nâng chất của thị trường chứng khoán. Niềm tin của nhà đầu tư còn đến từ các thay đổi chính sách vì lợi ích chung của cộng đồng đầu tư, từ việc thay đổi cách tính giá đáo hạn phái sinh, công bố thông tin tự doanh của các công ty chứng khoán. Đặc biệt, mới nhất là việc chuẩn bị rút ngắn chu kỳ thanh toán thêm một ngày sẽ có hiệu lực từ thứ Hai tuần sau (29/8), điều cộng đồng đầu tư đang mong đợi.
"Từ T+3 xuống T+2 sẽ tăng tính thanh khoản của thị trường lên. Đây là cách quản trị rủi ro rất tốt vì nếu chúng ta vẫn kẹt hàng ở T+3, vì sự điều chỉnh của thị trường, dòng tiền sẽ biến động mà chúng ta không kiểm soát được", ông Đàm Thanh Hiệp, Tổng Giám đốc New World Group, nhận định.
Ngoài rút ngắn thời gian thanh toán, nhà đầu tư cũng sẽ được giao dịch lô lẻ theo hình thức mới. Hiện nay, nhà đầu tư phải bán cho công ty chứng khoán ở mức giá sàn, tức là tự nhiên giảm đi từ 7 - 15% thị giá, sau đó cũng chỉ vào một vài ngày, vài khung giờ.
Theo hình thức giao dịch mới, giao dịch gần như tương đương với giao dịch lô chẵn hiện nay, theo giá mua/bán khớp liên tục và chắc chắn không chỉ có mức giá sàn.
Cho phép giao dịch lô lẻ, rút ngắn thời gian thanh toán được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là giúp nâng chất của thị trường, đưa thị trường Việt Nam tiến gần thông lệ quốc tế, là kỳ vọng để Việt Nam được vào các rổ giao dịch thị trường mới nổi.
"Kinh tế vĩ mô, hiện Việt Nam có sự ổn định rất tốt. Thứ hai là về định giá thì thị trường Việt Nam đang định giá ở mức rẻ nhất trong vòng 5 năm vừa qua. Thứ ba, về tiềm năng tăng trưởng của thị trường, Dragon Capital cho rằng thị trường Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng đâu đấy tầm 20%, mức tăng trưởng khá tốt so với các thị trường trong khu vực. Xét về tổng thể, thị trường Việt Nam đang có những yếu tố cần quan trọng cho một nền phát triển 2 - 3 năm tới", bà Đặng Nguyệt Minh, Phụ trách khối Nghiên cứu, Dragon Capital, đánh giá.
Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank), trên thị trường cổ phiếu, khi nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể Việt Nam có thể thu hút thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp; riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2 - 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc nâng hạng thị trường không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan quản lý bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới, mà đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chí đánh giá của MSCI hay FTSE Russell.
Cơ quan quản lý đã và đang từng bước xử lý các vi phạm một cách triệt để để làm trong sạch thị trường, đồng thời hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật để rút ngắn thời gian giao dịch. Tất cả hưởng đến một thị trường chứng khoán đủ chất, nâng tầm.
Tuy nhiên chứng khoán không chỉ ảnh hưởng bởi thị trường, mà còn bởi các nhà đầu tư. Nếu chứng khoán là một cuộc chơi, thì nhà đầu tư là người chơi, game có hay, có chất mà người chơi không đỉnh thì cuộc chơi cũng không thể thăng hoa. Chính vì vậy, khi thị trường nâng cấp, nhà đầu tư cũng cần nâng tầm để không lung lay bởi tin đồn và tỉnh táo để quản trị rủi ro cho danh mục. Có như vậy, mục tiêu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vươn tầm quốc tế mới có thể cán đích.
Thành viên thị trường đang cho rằng mọi con đường để nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu ROS đang bế tắc. Tuy nhiên, như trong quyết định của HOSE đưa ra, việc hủy niêm yết bắt buộc chính là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Vậy sự bảo vệ ở đây được hiểu là như thế nào?
Cùng trong hệ sinh thái của ROS, cổ phiếu FLC cũng đang ở trong diện hạn chế giao dịch và thậm chí đối mặt với tình trạng đình chỉ giao dịch. Vậy tiến độ đang đến đâu và hướng xử lý là như nào?
Thời gian qua có nhiều vụ việc thanh kiểm tra và xử lý vi phạm, vậy từ đầu năm đến nay, hoạt động này từ Ủy ban Chứng khoán là như nào?
End of content
Không có tin nào tiếp theo