Thị trường

Năng lượng điện mặt trời áp mái: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

DNVN - Chi phí đầu tư ban đầu còn khá cao, chưa có sự tham gia hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, thị trường sản phẩm, dịch vụ điện mặt trời khá đa dạng nhưng chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể… điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đầu tư năng lượng mặt trời áp mái dù rất tiềm năng và dễ làm.

Xuất khẩu cao su 6 tháng giảm mạnh, chỉ đạt hơn 600 triệu USD / Công nghệ sẽ cải thiện tình trạng thiếu minh bạch thông tin về bất động sản

Đó là nội dung mà các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Phát triển bền vững nguồn Năng lượng tái tạo nối lưới và Điện mặt trời mái nhà do Bộ Công Thương tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Điện mặt trời áp mái nhiều tiềm năng

Theo Bộ Công Thương, hệ thống lưới điện Việt Nam đang chịu nhiều áp lực về nguồn cung đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước dần cạn kiệt; phân bố nguồn điện và phụ tải không đồng đều, gây áp lực truyền tải lớn trên hệ thống đường dây 500 kV Bắc - Nam; tác động về biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, hồ thuỷ điện thiếu nước để sản xuất; một số dự án điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra…

Từ thực tế này, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu điện mặt trời áp mái, điện gió) sẽ góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo; tận dụng được không gian mái nhà của hộ dân, cơ quan, công sở, khu - cụm công nghiệp; giảm bớt áp lực nguồn cung, đầu tư hạ tầng cho hệ thống điện quốc gia; gia tăng lợi ích kinh tế cho địa phương và tạo việc làm cho người lao động; giúp hình thành ngành công nghiệp năng lượng cho đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư nhờ nguồn điện bán lại; hạn chế hiệu ứng nhà kính từ các mái nhà.

việc phát triển nguồn NLTT sẽ góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo; tận dụng được không gian mái nhà của hộ dân, cơ quan, công sở, khu - cụm công nghiệp; giảm bớt áp lực nguồn cung, đầu tư hạ tầng cho hệ thống điện quốc gia; gia tăng lợi ích kinh tế cho địa phương và tạo việc làm cho người lao động; giúp hình thành ngành công nghiệp năng lượng cho đất nước…

Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần hình thành ngành công nghiệp năng lượng cho đất nước.

Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo cũng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030 và nâng lên 25-30% vào năm 2045.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, với cơ chế thông thoáng cùng sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Công Thương, địa phương, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực của ngành điện, chỉ trong vài năm trở lại đây, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đã có bước phát triển vượt bậc, tổng công suất đạt hơn 5.500 MW.

Riêng điện mặt trời (ĐMT) đã có 5.000 MW đi vào vận hành, trong đó dự án quy mô nối lưới đạt khoảng 4.500 MW, khuyến khích người dân lắp đặt được khoảng 500 MW điện mặt trời áp mái. Năng lượng tái tạo đã đóng góp mỗi tháng hơn 3 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 10% tổng công suất và 6% tổng sản lượng điện thương phẩm cả nước.

Nhiều điểm cần gỡ khó

 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhận định, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của năng lượng tái tạo thời gian qua cũng còn gặp một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như hạ tầng lưới điện truyền tải đã không theo kịp tiến độ của các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến các dự án điện gió, điện mặt trời quy mô nối lưới ở một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận đã không giải toả hết 100% công suất ở một số thời điểm nhất định.

Riêng với điện mặt trời áp mái, do chi phí đầu tư ban đầu còn khá cao cũng như chưa có sự tham gia hỗ trợ từ các tổ chức tài chính nên chưa đạt được như kỳ vong, dù rất tiềm năng và dễ làm. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm, dịch vụ điện mặt trời khá đa dạng nhưng chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp muốn đầu tư.

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng nhận định, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của năng lượng tái tạo thời gian qua cũng còn gặp một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như hạ tầng lưới điện truyền tải đã không theo kịp tiến độ của các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến các dự án điện gió, điện mặt trời quy mô nối lưới ở một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận đã không giải toả hết 100% công suất ở một số thời điểm nhất định.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận định, hạ tầng lưới điện truyền tải không theo kịp tiến độ các dự án năng lượng tái tạo, khiến việc nối lưới không giải toả hết công suất.

Để gỡ vướng những điều này, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, Chính phủ cũng đã đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp với thực tiễn phát triển cho từng giai đoạn và theo hướng công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhằm khai thác hết lợi thế, tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

“Bộ Công Thương đang xây dựng các chương trình hành động trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để làm cơ sở triển khai về năng lượng tái tạo trong thời gian tới. Đồng thời, với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến, kiến nghị; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân cùng tham gia phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam”, ông Vượng nhấn mạnh.

 

Những cơ chế của các cấp chính quyền nhà nước đã tạo điều kiện cho hàng nghìn nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường từ nghiên cứu, sản xuất, phân phối, lắp đặt, dịch vụ, đến tài chính, bảo hiểm… góp phần hình thành và phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và là điểm sáng trên thế giới về phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời, điện gió nói riêng, được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Điển hình như Tập đoàn Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) với hàng loạt các sản phẩm và dự án phục vụ cho quá trình phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam. Mới đây nhất, tấm pin năng lượng mặt trời IREX (một sản phẩm của Công ty cổ phần Năng lượng IREX thuộc SolarBK) đã hợp tác với công ty pin mặt trời của Singapore tiếp tục mở rộng hợp tác để nâng cao công suất của dây chuyền sản xuất tế bào quang điện, nhằm đáp ứng thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu.

Để đảm bảo việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian tới, các doanh nghiệp nhận định, với chính sách phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của các cơ quan nhà nước đưa ra cần phải đảm bảo tính dài hạn cũng như quyền lợi cho nhà đầu tư.

Chia sẻ với báo giới về điều này, ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, đơn vị đã đầu tư gần 700 MW năng lượng sạch (thủy điện, điện gió, điện mặt trời...) khẳng định tiềm năng đầu tư cho năng lượng sạch rất lớn nhưng cũng có nhiều thách thức.

 

Dẫn chứng lĩnh vực điện gió, ông Tiến cho biết, sau khi thay đổi công nghệ và nâng công suất sản xuất điện, giá mua điện lại giảm mạnh, trong khi toàn bộ thiết bị phải nhập khẩu.Nếu giá điện gió xuống nữa, chắc chắn sẽ không thu hút được nhà đầu tư, bởi đầu tư thiết bị rất tốn kém, thị trường các thiết bị lắp đặt hạn hẹp.

Ngoài sự ổn định của chính sách, ông Nguyễn Hải Vinh - Phó TGĐ Công ty năng lượng tái tạo BIM cho rằng, cần có chính sách đột phá mới thu hút được vốn đầu tư.

Theo ông Vinh, Không phải mức giá đột phá là bao nhiêu mà có chính sách mới như mua điện trực tiếp, chính sách đấu giá cụ thể rõ ràng. Ví dụ như trên cùng một khu đất vừa sản xuất vừa phát triển điện gió, điện mặt trời thì thế nào. Chính sách cũng không nên để nhà cung cấp nước ngoài lợi dụng để làm khó nhà đầu tư trong nước.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm