Năng lượng mặt trời và dấu ấn tiên phong
Mùa nước nổi An Giang, ngày cất vó được 30 ký cá kiếm được hơn 400.000 / 'Vua' cá lóc bay làm du lịch
Nhu cầu thực tế và điều kiện tự nhiên thuận lợi
So với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á và các nước trên thế giới, Việt Nam được nhận định là quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy GDP tăng lần lượt từ năm 2014 đến 2017 đạt 5,98%; 6,68%; 6,21%; 6,81% và GDP trong 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 7,08%.
Về mặt yếu tố xã hội, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính tới ngày 12-9-2018, dân số Việt Nam là 96.679.363 người, chiếm 1,27% dân số thế giới, đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, có tỉ lệ 34,7% dân số sống ở thành thị.
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng về kinh tế và dân số như hiện nay thì nhu cầu sử dụng điện của nước ta sẽ còn cao hơn nữa. Đến nay, việc khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến bầu khí quyển toàn cầu, khiến vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp thiết. Nguồn năng lượng sạch và ổn định đang được xem là giải pháp tối ưu.
Trước thực tại và những yêu cầu cấp bách đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định nhằm phát triển nguồn năng lượng xanh, thân thiện với môi trường (điện mặt trời, điện gió…). Trong đó có thể kể đến Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Dự án Điện mặt trời - nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường
Về điều kiện tự nhiên, theo các tài liệu khảo sát và đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có nguồn bức xạ ánh sáng tốt, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các dự án điện mặt trời. Theo đó, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam trung bình vào khoảng 5 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc, với số giờ nắng đến khoảng 1.700 - 2.500 giờ/năm.
Việt Nam bắt nhịp xu thế năng lượng sạch - xanh toàn cầu
Từ yêu cầu sớm tìm ra nguồn năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, cùng nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và các chính sách tích cực của Chính phủ, hiện tại nước ta đã và đang tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư trong - ngoài nước tìm hiểu và thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng điện mặt trời.
Dự án Điện mặt trời - nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường
Số lượng dự án đăng ký tại các địa phương đến nay thực sự cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời, tuy nhiên, việc triển khai và vận hành trước ngày 30-6-2019 để được hưởng giá mua điện ưu đãi từ EVN 9,35 cent/kwh cũng thực sự là thách thức với các doanh nghiệp, bởi đây là lĩnh vực mới mẻ, cần đáp ứng các điều kiện về công nghệ và suất đầu tư cao.
Nhà máy Điện mặt trời Phong Điền - Huế công suất 35MW dự kiến được khánh thành và đi vào vận hành trong thời gian sắp tới
Như định hướng đã công bố về việc tập trung phát triển năng lượng tái tạo, trong đó ưu tiên năng lượng mặt trời, đến nay, được biết dự án đầu tiên của Tập đoàn TTC do GEC - Công ty Cổ phần Điện Gia Lai, đơn vị thành viên làm chủ đầu tư đã bắt đầu vận hành và đóng điện. Nhà máy sẽ được khánh thành vào ngày 5-10 tới đây.
Dự án Điện mặt trời Phong Điền có công suất 35 MW. Nhà máy được xây dựng trên khu đất 45 ha thuộc thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Dự án cách thành phố Huế theo đường chim bay khoảng 50 km về hướng Bắc, cách trung tâm thị trấn Phong Điền khoảng 16 km về phía Đông. Dự án có nhiệm vụ chính là phát điện với sản lượng điện khoảng 60 triệu kWh/năm.
Các kỹ sư Nhật Bản và Việt Nam đang làm việc ngày đêm nhằm đưa Nhà máy Điện mặt trời Phong Điền đi vào vận hành đúng tiến độ
Như vậy, có thể nói, đây là đơn vị tiên phong vượt qua các yếu tố mới mẻ của loại hình đầu tư năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phong Điền - Thừa Thiên - Huế đã được TTC tập trung triển khai hiệu quả, khẳng định mục tiêu của TTC về phát triển năng lượng sạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh