Thị trường

Ngăn chặn hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hà Nội điều tra, xây dựng bảng giá đất mới / Doanh nghiệp dệt may phải làm gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD năm 2019?

Ông Trần Tấn Ngời - Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hồ Chí Minh (viết tắt Ban chỉ đạo) cho biết, trong 10 năm qua, chương trình hành động với 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của UBND TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định thị trường, đưa hàng Việt từng bước đến với người tiêu dùng (NTD).

Hơn 90% hàng Việt trong các hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Nhiều thương hiệu Việt không chỉ phát triển ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong đó có Chương trình bình ổn thị trường, 100% hàng hoá thuộc 4 nhóm hàng là lương thực, thực phẩm, các mặt hàng phục vụ mùa khai trường, sữa và dược phẩm thiết yếu...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Ban chỉ đạo cũng cho rằng, công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn nên tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng... vẫn lưu thông trên thị trường, đã làm giảm uy tín của hàng Việt, gây khó khăn, trở ngại cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của DN trong nước.

Vì vậy, trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung nâng cao công tác tuyên truyền cuộc vận động nhằm nâng cao tính hiệu quả, thiết thực của 3 đối tượng trong chương trình hành động của TP là các cơ quan quản lý Nhà nước, DN và NTD. Đặc biệt, các DN cần phải nâng cao chất lượng, giá cả sản phẩm hợp lý để đảm bảo yêu cầu “Hàng Việt Nam chinh phục NTD Việt Nam”.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cuộc vận động không chỉ là vấn đề kinh tế, ở đây có cả góc độ thị trường và lòng yêu nước. Vận động NTD ưu tiên sử dụng hàng trong nước, nhưng đồng thời phải gây sức ép để nhà sản xuất phấn đấu làm ra hàng tốt. Bởi hàng Việt tốt thì người dân mới mua. Doanh nghiệp phải phấn đấu làm sản phẩm tốt hơn nữa về chất lượng và hình thức.

Khi ngày càng có nhiều người mua hàng Việt sẽ cộng hưởng làm cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, TP phải quyết liệt phòng chống hàng lậu, hàng giả bởi nếu không thì DN không thể cạnh tranh được. Quá trình đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu phải làm ở biên giới, từ chợ và từ NTD, từ đó hàng Việt có điều kiện phát triển hơn.

Theo cand.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm