Thị trường

Doanh nghiệp dệt may phải làm gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD năm 2019?

DNVN - Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD - lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ - trong năm nay, các doanh nghiệp cần phải nắm được những nội dung cơ bản nhất liên quan đến dệt may và phải xác định những điểm mạnh điểm yếu để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức...

Làm ăn với đối tác quốc tế: Hiểu "luật chơi" để không đến “ngõ cụt” / Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam – Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Ông Trương Văn Cẩm đưa ra nhận định trên tại Hội thảo “Nâng cao năng lực xúc tiến thương mại ngành dệt may - Cơ hội mở rộng thị trường châu Âu - Triển lãm Premiere Vision Manufacturing Overseas” - sự kiện do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam tổ chức mới đây.
Theo ông Trương Văn Cẩm, ngành dệt may Việt Nam đã có quá trình phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,26 tỷ USD, tăng trên 16% so với năm 2017. Dự kiến năm 2019 ngành dệt may sẽ đạt được được mục tiêu 40 tỷ USD đã đề ra nhờ tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Ông Trương Văn Cẩm phát biểu tại hội thảo.

Ông Trương Văn Cẩm phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: QĐND)

"Năm 2019 với cơ hội được mở ra, cụ thể là CPTPP chính thức hiệu lực vào 14/1/2019. Chúng tôi hi vọng việc EVFTA được ký kết trong năm 2019 sẽ mở cơ hội khá lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện nay xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt con số khá ấn tượng. Chúng tôi xuất khẩu trên 8,6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tăng 11,9% so với 2018", ông Cẩm chia sẻ.
Với mức tăng như vậy, theo Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD sẽ đạt được. Và với con số này, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu thế giới, sau Trung Quốc và vượt Ấn Độ vì Ấn Đô đang phát triển âm.
Ông Cẩm cho biết, trước đây thuế xuất khẩu sang 1 số thị trường đang khá cao. Ví dụ, như EU là 96% nếu thuế giảm dần về 0% theo cam kết từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng lên.
Tuy nhiên, các hiệp định này đều đưa ra quy tắc xuất xứ ngặt nghèo. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm được những nội dung cơ bản nhất liên quan đến dệt may và phải xác định những điểm mạnh điểm yếu để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần liên kết với nhau để đầu tư sản xuất, trao đổi sử dụng nguyên liệu của nhau. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ 4.0, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm