Thị trường

Ngành đồ gỗ năm 2020 sẽ có nhiều biến động

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam phải nhập khối lượng lớn ván nguyên liệu từ Trung Quốc. Dịch Covid-19 đã làm cho nguồn cung này đang bị dừng lại, trong khi lượng hàng đã nhập trước đó chỉ đủ cho sản xuất trong khoảng 2 tháng nữa.

Kiểm tra, giám sát 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế ngày 01/3 / Sơn La: Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái

Hết thời gian này, nếu dịch chưa dừng lại, các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ phải đình trệ sản xuất.

Thông tin trên được nêu ra tại Hội thảo "Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường, thực trạng 2019 và dự báo năm 2020" do Hiệp Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) phối hợp với Forest Trends tổ chức ngày 28/2.

Tăng trưởng vượt bậc trong năm 2019

Ts. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trends cho biết, năm 2019 tiếp tục là một năm thành công lớn của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam: kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,35 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2018.

Phân tích thị trường và chủng loại các sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm vừa qua cho thấy, kim ngạch các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (HS 44) chiếm 34% (giảm so với 37% của năm 2018); các mặt hàng đồ gỗ (HS 94) chiếm 66% (tăng so 63% trong năm 2018).

Hội thảo "Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường, thực trạng 2019 và dự báo năm 2020"

Hội thảo "Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường, thực trạng 2019 và dự báo năm 2020"

Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của gỗ Việt Nam, với kim ngạch từ 5 thị trường này đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,1 tỷ USD, tăng 42%, chiếm 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường.Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho các mặt hàng gỗ từ Việt Nam để thay thế cho các mặt hàng tương tự từ Trung Quốc khi xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt ở các nhóm mặt hàng ghế ngồi và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, rủi ro về gian lận thương mại và đầu tư trong ngành gỗ vẫn song hành cùng với các cơ hội này.

Trong khi đó, 3 thị trường Nhật, Trung Quốc và EU có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khoảng 10-17% so với năm 2018.

Về chủng loại các sản phẩm gỗ, các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất bao gồm đồ nội thất, dăm gỗ và các loại ván. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của 3 nhóm mặt hàng này lần lượt đạt 6,8 tỷ USD, gần 1,7 tỷ USDvà 848,2 triệu USD; tương ứng với các mức tăng trưởng 27%, 26 và 7% so với 2018.

Năm 2019 có gần 4.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội địa, tăng 40% so với năm 2018. Trong đó, có trên 3.800 doanh nghiệp nội địa tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ, với kim ngạch xuất khẩu 5,37 tỷ USD, chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu là 663 doanh nghiệp, với kim ngạch đạt gần 4,96 tỷ USD.

 

Về nhập khẩu gỗ, chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu tiếp tục được mở rộng với lượng gỗ có tính pháp lý rõ ràng. Năm 2019, ngành gỗ chi ra ra gần 2,55 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng gỗ, tăng 9% so với năm 2018. Các mặt hàng nhập chủ yếu là gỗ tròn, các loại ván với kim ngạch nhập khẩu của 3 nhóm mặt hàng này đạt trên 2,2 tỷ USD, chiếm gần 88% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành. Trung Quốc là quốc gia cung cấp ván sàn lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia.

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ đang phát triển thuận lợi nhưng dự báo sẽ chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Internet)
Ngành chế biến xuất khẩu gỗ đang phát triển thuận lợi nhưng dự báo sẽ chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Internet)

Doanh nghiệp đang gặp khó về nguyên liệu

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nhận định: “Năm 2020 có thể là một năm biến động đối với ngành gỗ. Dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019 và hiện nay chúng ta vẫn chưa biết thời điểm dịch đạt đỉnh điểm hay khi kết thúc. Năm 2020 cũng là năm Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục kéo dài. Tất cả các yếu tố này đang và sẽ tiếp tục có những tác động lớn đối với ngành gỗ Việt - một ngành có độ mở rất lớn như hiện nay”.

 

Theo ông Lập, dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc, với kim ngạch năm 2019 đạt 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam vào Trung Quốc. Dịch Covid-19làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều đó đang và sẽ tiếp tục gây ra tình trạng chậm trễ trong việc xuất khẩu dăm của Việt Nam sang thị trường này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định dừng dỡ hàng ở một số cảng và tăng cường biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng, bao gồm: hàng vận chuyển bằng tàu biển và điều này cũng gây ra khó khăn trong xuất khẩu dăm gỗ từ Việt Nam.

Dịch Covid-19đang khiến các nhà máy của doanh nhân Trung Quốc vận hành tại Việt Nam vẫn chưa quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong tỏa dịch tại cả hai quốc gia. Hiện có 184 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký và hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam. Tình trạng tạm ngừng hoạt động sản xuất đang ảnh hưởng đến cả lao động người Việt làm việc tại các doanh nghiệp này.

Các loại ván làm nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Dịch Covid-19đã làm cho luồng cung này hiện đang bị dừng lại. Lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp doanh nghiệp Việt đủ nguyên liệu trong vòng 1-2 tháng nữa, hết giai đoạn này, nếu dịch chưa dừng lại, các doanh nghiệp ngành gỗ nếu chưa tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế sẽ phải đình trệ sản xuất.

Trung Quốc cũng là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng như dây đai, phụ kiện, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất và một số mặt hàng kim loại khác từ Trung Quốc. Dịch Covid-19cũng làm cho các nguồn cung nhóm phụ kiện này bị chững lại, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gỗ.

Đề cập về triển vọng từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã được phía EU phê chuẩn, đại diện các doanh nghiệp tại Hội thảo đều có chung nhận định, thực thi hiệp định này trong tương lai có thể góp phần mở rộng thị phần tại thị trường châu Âu. Tuy nhiên, với hầu hết các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào EU hiện đang có mức thuế rất thấp (từ 6% trở xuống), nên dự báo trong năm 2020 sẽ khó có thể có những bước đột phá trong việc mở rộng thị phần cho các mặt hàng gỗ Việt Nam.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm