Thị trường

TP.HCM: Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp lữ hành vì dịch Covid-19

DNVN - Trước những thiệt hại do dịch Covid–19 gây ra cho nhiều công ty lữ hành, mới đây Sở Du lịch TP.HCM đã đề xuất các bộ ngành giảm và giãn hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Kiểm tra, giám sát 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế ngày 01/3 / Sơn La: Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái

Theo đó, Sở Du lịch TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM có ý kiến với các bộ ngành nhằm miễn hoặc giảm 50% thuế giá trị gia tăng và 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành. Thời gian nộp thuế được đề xuất giãn sang quý III hoặc quý IV.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch TP.HCM đề nghị hỗ trợ 50% tiền thuê đất trong hai năm cho các khách sạn, trung tâm hội chợ triển lãm. Đồng thời, kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để không doanh nghiệp nào phát sinh nợ xấu.

Phố đi bộ Bùi Viện vắng khách

Phố đi bộ Bùi Viện thưa thớt khách vào cuối tuần vì ảnh hưởng dịch Covid - 19.

Trong bối cảnh các thị trường truyền thống ngưng trệ, Sở Du lịch TP.HCM đề xuất Chính phủ mở rộng đối tượng được miễn thị thực cho các quốc gia như Australia, New Zealand, Nga, Canada... và được cấp thị thực điện tử, thị thực tại cửa khẩu nhằm kích cầu du lịch.

Trong báo cáo đánh giá thiệt hại của dịch Covid-19 mới đây, Sở Du lịch TP.HCM ước tính, doanh thu và lượng khách trong hai tháng đầu năm lần lượt giảm 65% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái.Khảo sát tại 22 doanh nghiệp lữ hành quy mô lớn ghi nhận gần 88.000 khách hủy các chương trình tham gia, thiệt hại hơn 920 tỷ đồng, điều này khiến nhiều khách sạn, công ty lữ hành phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí hoạt động.

Ông Bùi Thế Duy, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt cho biết, ngoài thất thu nguồn khách do dịch bệnh, khó khăn lớn nhất hiện nay là tình trạng khách hủy tour nhiều, đòi tiền đặt cọc nhưng khi doanh nghiệp làm việc với các đối tác thì nhiều nơi, kể cả các hãng hàng không, nhà hàng… lại không đồng ý hoàn trả phí. Điều này gây ra tổn thất rất lớn đối với doanh nghiệp.

“Rất nhiều tour hủy xong chi phí hủy vẫn có khiến cho doanh nghiệp mất doanh thu, mất lợi nhuận, mất 1 phần chi phí thực do sự việc bất khả kháng, còn khách hàng mất 1 phần chi phí do họ không được hưởng dịch vụ thực. Có những khách đặt tour ở Mỹ về Việt Nam, nếu đi theo tuyến đường cũ sẽ đi ngang qua Hàn Quốc, Trung Quốc thì buộc phải hủy vé và mua vé mới để quá cảnh ở các sân bay khác vì không muốn cách ly.Thực sự bài học này lớn, chắc chưa có công ty nào chuẩn bị cho kịch bản tương tự này như thế này trong qua khứ sau sự cố này mọi người phải ngồi lại với nhau”, ong Duy cho hay.

 

Nhiều doanh nghiệp lữ hành kiến nghị các bộ ngành xem xét giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải du lịch để gián tiếp hỗ trợ cho lực lượng lao động đông đảo trong ngành du lịch.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM trong 2 tháng đầu năm 2020, dịch vụ du lịch – lữ hành chịu tác động mạnh từ dịch bệnh nên doanh thu chỉ đạt gần 4.600 tỷ đồng. Dịch vụ lưu trú giảm hơn 6% doanh thu, còn khoảng 1.900 tỷ đồng vì công suất phòng giảm mạnh, nhiều lệnh đặt phòng khách sạn bị huỷ.

Lượng khách du lịch đến Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng gần 5%, nhưng là mức tăng thấp nhất cùng kỳ trong 5 năm qua.

Sự bùng phát của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona được dự đoán sẽ gây ra thiệt hại rất lớn đối với du lịch Việt Nam, nhất là sự sụt giảm nặng nề lượng khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc (hiện đang chiếm khoảng trên 30% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam).

Có thể thấy một số tác động tiêu cực trước mắt đối với ngành du lịch Việt Nam như: Trung Quốc đã hạn chế khách du lịch đi ra nước ngoài; Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng tất cả các lễ hội. Thêm vào đó, các thị trường quốc tế khác e ngại đến khu vực châu Á; người dân trong nước cũng hạn chế đi du lịch...

 

Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại vì dịch bệnh Covid-19 trong 3 tháng sẽ ở mức 5,9-7,7 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở thị trường khách Trung Quốc, quốc tế và nội địa. Các thị trường quốc tế khác được dự báo giảm 50-70%, tương đương 2-2,8 triệu lượt (2,2-3 tỷ USD).

Xét trên cơ cấu chi tiêu của khách du lịch theo kết quả điều tra năm 2019, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm đều thiệt hại trung bình 1-1,8 tỷ USD mỗi ngành.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm