Thị trường

Ngành Ngân hàng trước áp lực của Chỉ thị 04 về siết tín dụng

Chỉ thị 04/CT-NHNN (Chỉ thị 04) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết tăng trưởng tín dụng có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới các ngân hàng xong ở bình diện vĩ mô, điều này là cần thiết.

Cẩn thận trước bẫy phân lô, bán nền “ma” tại huyện Củ Chi / TP. Hồ Chí Minh: Uber đã nộp đủ 66,7 tỷ đồng tiền thuế

Lợi nhuận chung toàn ngành được dự báo vẫn tiếp tục tăng 32,28% trong năm nay và 22,52% năm 2019.
Ngành Ngân hàng trước áp lực của Chỉ thị 04 về siết tín dụng
Kế hoạch HDBank sáp nhập PGBank đang dành được nhiều quan tâm với cơ hội không bị siết tín dụng theo Chỉ thị 04. Ảnh: TM

Kiểmsoát tăng trưởng tín dụng

Mới đây, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về kiểm soát chặt hơn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay và sẽ không nâng hạn mức tín dụng dành cho từng ngân hàng thương mại (NHTM), ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Chỉ những NHTM đang hỗ trợ các NHTM yếu kém hơn thực hiện tái cơ cấu mới được xem là đủ điều kiện được nâng hạn mức tăng trưởng.

NHNN cũng sẽ thanh tra những NHTM có tỷ trọng cho vay lớn đối với ngành bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng, cho vay dự án BOT và BT. Đồng thời, khuyến khích các NHTM tập trung cho vay ngành sản xuất và các ngành ưu tiên chẳng hạn như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp công nghệ cao, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo nhiều chuyên gia, Chỉ thị này sẽ được áp dụng trong thực tế phụ thuộc vào tăng trưởng GDP trong quý III. Nếu GDP tăng trưởng tốt, NHNN có thể triển khai Chỉ thị một cách chặt chẽ hơn. Ngược lại nếu GDP giảm tốc, NHNN sẽ vận dụng linh hoạt hơn, phải nới hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm (6,7%).

Về phía các NHTM, tín dụng nhìn chung sẽ không tăng trưởng nhiều trong nửa cuối năm trừ khi NHNN nới hạn mức lên trên 14%. Do đó các NHTM sẽ xem xét các kế hoạch phụ trợ trong trường hợp không được nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ được xem xét như các ngân hàng đang hỗ trợ các ngân hàng nhỏ/yếu kém khác trong quá trình tái cơ cấu trong năm 2018, ví dụ HDBank nhận sáp nhập PGBank.

 

Việc không thể tăng tín dụng có thể cũng sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng ở quý cao điểm cuối năm, khi đây vừa là nguồn thu vừa là động lực tăng trưởng lợi nhuận.

Tình hình thực tế tại các ngân hàng

Theo báo cáo tổng hợp từ Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tăng trưởng vừa phải, phù hợp với chỉ tiêu đặt ra và hạn mức được giao, nhưng cũng có không ít ngân hàng đẩy tín dụng lên rất cao, trên 10%. Thậm chí, có trường hợp chạm trần, dẫn đến tăng trưởng còn dư cho 6 tháng cuối năm khá hạn hẹp.

Một số ngân hàng đã chạm trần tín dụng phê duyệt đầu năm như TPBank (15,0%) và HDBank (14,5%). LienVietPostBank cũng đã tăng 13,3%, gần chạm trần 14%. Tăng trưởng tín dụng tại OCB cũng đã đạt 12,2%. Đây là 4 ngân hàng đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đầu năm rất cao, phản ánh kỳ vọng có thể xin thêm hạn mức bổ sung vào quý 3 như các năm gần đây.

Do chạm trần tín dụng, LienVietPostBank đã chính thức điều chỉnh giảm 33% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2018, từ 1.800 tỷ đồng còn 1.200 tỷ đồng với lí do không được NHNN nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng. Mặc dù vậy cho đến nay, LienVietPostBank là ngân hàng duy nhất phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận do hết 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 37% kế hoạch lợi nhuận.

 

Một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm khá cao nhưng vẫn còn dư địa so với mục tiêu được NHNN phê duyệt gồm ACB (11,8%), Vietcombank (11,3%), MBBank (10,7%). Báo cáo chỉ ra bản thân các ngân hàng này cũng nhanh chóng có kế hoạch cân đối lại tăng trưởng tín dụng trong hai quý cuối năm.

Trong khi đó, nhiều ngân hàng vẫn còn thừa giới hạn tín dụng như VIB (8,9%), VPBank (7,8%), VietinBank (7,6%) và BIDV (6,9%). Đây là các ngân hàng có thể chủ động cân đối tăng trưởng tín dụng và cũng không phải lo ngại thiếu dư địa vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tín dụng tăng cao. Đại diện của BIDV cũng chia sẻ ngân hàng này đã chủ động tăng trưởng thấp hơn vào nửa đầu năm để dành nhiều room hơn cho hai quý cuối. Vì vậy, nhóm này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do Chỉ thị 04.

Techcombank là ngân hàng có dư nợ tín dụng tăng thấp (2,3%), trong đó cho vay khách hàng tăng 3,6%. Đây là mức thấp hơn đáng kể so với mức tăng bình quân chung của toàn ngành và cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu 18%. Ngoài ra, Techcombank cũng đề ra định hướng giảm dần phụ thuộc vào tín dụng nên việc không nới room gần như không có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm của ngân hàng này.

Trường hợp cá biệt nhận được nhiều quan tâm nhất thời điểm này chính là HDBank,với kế hoạch sáp nhập PGBank với cơ hội không bị siết tín dụng. Trong trường hợp khả quan nhất, nếu kế hoạch sáp nhập được thông qua trước quý IV, Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) ước tính HDBank có thể được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 30 - 40% (các ngân hàng khác bị siết trần 14%). Và HDBank có 3 tháng để đạt được mức tăng trưởng này.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu NHNN trì hoãn đưa ra phê duyệt chính thức, khi đó HDBank có thể sẽ không có cơ hội để yêu cầu tăng hạn mức kịp thời trong năm 2018. Tuy nhiên, HDBank vẫn có thể hoàn thành kế hoạch bằng cách tăng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho HDSaison hay tăng trưởng tiền gửi chậm lại, theo HSC.

 

Bên cạnh trường hợp HDBank, VDSC cho rằng một số ngân hàng tham gia tái cơ cấu như Vietcombank (hỗ trợ VNCB), Vietinbank (hỗ trợ Ocean Bank, GP Bank) cũng có thể nằm trong diện được mở room tín dụng.

Mặc dù Chỉ thị 04 có các tác động khác nhau tới ngành nhưng VDSC vẫn lạc quan nhận định rằng nhiều ngân hàng tự tin hoàn thành chỉ tiêu cả năm và giữ nguyên kế hoạch lợi nhuận ban đầu. Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Đa số ngân hàng đã hoàn thành trên 50% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm. ACB, MBB và VCB cũng đã đạt được xấp xỉ 60% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

HSC dự báo lợi nhuận trước thuế chung của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 32,28% trong năm nay và 22,52% năm 2019. Điều này dựa trên 3 yếu tố: đóng góp từ thu hồi nợ xấu và bán tài sản đảm bảo; thoái vốn tại các công ty con và các khoản đầu tư; thu nhập ngoài lãi tăng nhờ doanh thu hoa hồng bán báo hiểm.

Theo Thanh tra
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm