Nghị quyết 58 gỡ vướng cho dự án bất động sản
Nghị quyết số 58/NQ-CP: Khơi thông các điểm nghẽn cho doanh nghiệp / Tỉnh táo giữa “ma trận” hàng giả trên mạng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58 tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Điểm đáng chú ý,Nghị quyết 58 tháo gỡ nhiều vấn đề nổi bật về chính sách và pháp lý cho dự án bất động sản.
Đang triển khai một số dự án bất động sản, Công ty cổ phần và đầu tư BĐS EZ Việt Nam cho rằng hiện nay có những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp thường gặp phải là vấn đề giao đất, tính tiền sử dụng đất, thực hiện thủ tục... còn có sự chênh lệch tại các địa phương khác nhau, dẫn đến chậm thực hiện dự án.
"Đối với Nghị quyết 58, tháo gỡ lớn nhất với doanh nghiệp là về vấn đề pháp lý. Để giải quyết vấn đề pháp lý cần sự thông thoáng, cần sự tháo gỡ về khung pháp lý, những khoảng trống trong luật, đặc biệt Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai", ông Phạm Đức Toản - Chủ tịch Công ty cổ phần và đầu tư BĐS EZ Việt Nam cho biết.
Riêng với lĩnh vực bất động sản, từ cuối 2022 đến nay Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ. Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, những vướng mắc về pháp lý trong ngành bất động sản rất cụ thể, do đó cùng với Nghị quyết 58 cần có những tổ công tác giải quyết trực tiếp.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho hay: "Một số dự án vừa qua Tổ công tác của Chính phủ vào giải quyết tận nơi như ở Đồng Nai, Bình Thuận. Chúng tôi được biết đã được tháo gỡ được một số dự án. Cách làm như thế có thể sẽ giúp dự án của các doanh nghiệp có nhiều tiến triển, tuy nhiên việc này mới đang thí điểm nên chúng tôi cho rằng hiệu quả còn phải tiếp tục nhân lên".
Nghị quyết 58 tháo gỡ nhiều vấn đề nổi bật về chính sách và pháp lý cho dự án bất động sản. Ảnh minh họa.
Để Nghị quyết sớm được hấp thụ vào nền kinh tế, các thành viên thị trường cho rằng cần chắp nối, liên kết vai trò giữa các Bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt cần có thước đo đánh giá hiệu quả thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.
"Chúng tôi cho rằng ở đây cần có thước đo đối với việc thực hiện của các địa phương. Trong này cũng có đề cập các cấp chính quyền phải nhanh chóng cụ thể hoá nhưng chúng tôi thấy cơ chế kiểm tra, đánh giá còn hơi ít. Để Nghị quyết hiệu quả với đời sống, với doanh nghiệp, chúng tôi rất mong là có khâu đó", ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất.
Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Đóng góp trung bình của ngành xây dựng và bất động sản vào GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách. Trong đó, ngành bất động sản trực tiếp chiếm khoảng 4,5%, đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Do đó, sớm tháo gỡ và phục hồi lĩnh vực bất động sản sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc