Thị trường

Người Việt “đội sổ” năng suất lao động: Hấp dẫn đầu tư nhờ… đông?

Mặc dù tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện theo thời gian với tốc độ nhanh hơn so với hầu hết các nước ở Đông Nam Á nhưng năng suất lao động lại nằm trong số thấp nhất trong khu vực vào năm 2017.

Ngày Black Friday có doanh số giảm so với mọi năm vì ảnh hưởng xu thế mua hàng online / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Doanh nghiệp Việt nên ‘đào mỏ vàng’ thị trường nội, đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 5%

Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của năng suất lao động Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 là 3,4%. Con số này tăng lên 4,3% trong giai đoạn 2011-2015.

Đáng chú ý, tỷ lệ tăng trưởng lao động hàng năm là âm trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ năm 2008-2017 (âm 0,7%) và tăng trưởng đáng kể hàng năm trong lao động của các tập đoàn đầu tư trực tiếp nước ngoài (11,5%).

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 đến năm 2017. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có mức tăng trưởng lương tối thiểu trung bình hàng năm cao trong khu vực đó là 13,4% trong một khoảng thời gian 5 năm, trong khi con số này cho Indonesia và Thái Lan lần lượt là 14,8% và 0,3%. Theo các chuyên gia phân tích từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), xu hướng này sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài.

Lượng lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất và dịch vụ đã giúp tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam được cải thiện đáng kể (ảnh minh hoạ)
Lượng lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất và dịch vụ đã giúp tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam được cải thiện đáng kể (ảnh minh hoạ)

VDSC lưu ý rằng, mặc dù tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện theo thời gian với tốc độ nhanh hơn so với hầu hết các nước ở Đông Nam Á nhưng năng suất lao động lại nằm trong số thấp nhất trong khu vực vào năm 2017. Một phần nguyên nhân đó là tốc độ tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam chủ yếu dựa vào chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.

Ngoài ra, theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), tỷ lệ năng suất lao động đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm từ 1,1% trong giai đoạn 2005-2010 xuống còn 0,1% trong giai đoạn 2010-2015, trong khi vốn (không bao gồm vốn trong công nghệ thông tin) đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong cả hai thời kỳ.

Bên cạnh đánh giá về năng suất, các nhà đầu tư cũng tính đến hệ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) của một quốc gia khi họ xem xét đầu tư. ICOR, đo lường số tiền cần thiết để tạo thêm một đồng, được tính bằng cách chia tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP cho tốc độ tăng trưởng GDP.

“Như chúng ta có thể thấy, ICOR của Việt Nam đã tăng lên theo thời gian, cho thấy rằng các nhà đầu tư đã trả nhiều tiền hơn để tạo thêm một đồng. Ngoài ra, ADB cho biết Việt Nam là một trong những nước có ICOR cao nhất, có nghĩa là Việt Nam kém hấp dẫn hơn các nước khác trong khu vực cho các nhà đầu tư nước ngoài”, báo cáo của VDSC lưu ý.

Thế mạnh riêng để Việt Nam cạnh tranh với các nước khác, theo VDSC đó là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam đã tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ lao động có trình độ đào tạo nghề trở lên cũng đã tăng từ 14,9% tổng lực lượng lao động năm 2009 lên 21,4% năm 2017.

 

Mặt khác, Chính phủ cũng đã nhận ra rằng để thúc đẩy nền kinh tế, những thay đổi về năng suất lao động là cần thiết với những nỗ lực trong giảm thủ tục hành chính công, tăng cường cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hệ thống giáo dục và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước.

Với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và cạnh tranh, đạt 1 triệu doanh nghiệp vào cuối năm 2020 mà Chính phủ đặt ra, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VNC) cũng đã gợi ý rằng, năm 2019 sẽ là năm của năng suất lao động. Họ cũng đề cập đến đất nước cần phải có phong trào năng suất lao động như Nhật Bản sau Thế chiến II và Singapore vào những năm 1960. VNC cho rằng việc thiết lập một Hội đồng Năng suất Quốc gia là điều cần thiết đối với chính phủ.

Theo VDSC, Việt Nam có nhiều yếu tố để đạt được những mục tiêu này. Trong đó, các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA có hiệu lực vào năm 2019, kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm