Nhãn Hưng Yên lao đao vì COVID-19
Hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả / Giá vàng hôm nay (21/8): Tiếp tục giảm
Hiện nay, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Vùng trồng nhãn được phát triển ở nhiều nơi. Cũng chính vì thế, việc quy hoạch và xúc tiến thương mại cho quả nhãn đang rất cần phải được tính toán hơn trong thời gian tới, nếu không sẽ khó tránh khỏi tình trạng giá cả thất thường.
Hơn 40 năm gắn bó với cây nhãn, chưa năm nào bà Bắc (Chủ tịch HĐQT HTX Nhãn lồng Nễ Châu, Hưng Yên) lại tâm trạng đến thế, dịch bệnh đã khiến hơn 1 sào nhãn hương chi, hàng năm thu lãi đến 150 triệu đồng, năm nay chỉ còn 1/3. Mỗi kg nhãn 15.000 đồng chỉ đủ công chăm sóc. Không chỉ giá thấp, thời tiết nắng nóng, mưa rào khiến nhãn hỏng nhiều.
Tiêu thụ nhãn Hưng Yên gặp khó do tác động dịch COVID-19. (Ảnh: Dân trí)
Tuy nhiên, nhãn được thu mua làm long nhãn năm nay lại được giá, tăng từ 13.000 - 15.000 đồng/kg phần nào đã bù đắp cho người trồng.
Các thương nhân Trunng Quốc chia sẻ, sở dĩ long nhãn năm nay được giá do nhu cầu nhập long nhãn của Việt Nam làm thuốc vẫn rất lớn. Cùng với đó, chính sách nhập nhãn khô cũng được nới lỏng, tạo cơ hội tiêu thụ cho long nhãn Việt Nam.
Chế biến nhãn giảm áp lực tiêu thụ quả tươi
Không chỉ Hưng Yên, mà hiện các vùng nhãn phía Bắc đều gặp khó khăn đầu ra. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhờ sớm tăng cường kết nối các chuỗi liên kết thu mua và chế biến nhãn, nên áp lực tiêu thụ quả tươi đã được giảm đáng kể.
Ghi nhận Sơn La, ít nhất, mỗi ngày, lò sấy long nhãn của HTX Nhãn Chín muộn Chiềng Mung, huyện Mai Sơn cho ra lò gần 5 tạ long nhãn. Không chỉ được huyện hỗ trợ một phần vốn đầu tư thiết bị, mà cơ sở này còn được doanh nghiệp Trường Mai ứng vốn và bao tiêu long nhãn.
Năm nay, nhãn được thu mua làm long nhãn được giá.
Tính đến nay, Mai Sơn đã có trên 2.000 tấn nhãn tươi được sấy, chiếm 1/5 sản lượng nhãn của huyện. Việc kết nối các vườn nhãn lớn với cơ sở sấy và kinh doanh long nhãn đã giúp huyện Mai Sơn giảm áp lực tiêu thụ nhãn tươi.
Được chính quyền kết nối, bảo lãnh, đội thu mua của nhà máy hoa quả và trái cây Sơn La đi đàm phán, ký hợp đồng thu mua nhãn với các HTX. Dự kiến, toàn bộ lượng nhãn cuối vụ sẽ được nhà máy thu mua với giá thị trường. Nhờ vậy, bà con sẽ bớt được nỗi lo bị tư thương ép giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo