Nhập khẩu dược phẩm cả năm 2019 sẽ chạm mốc 3 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, của Việt Nam những tháng đầu năm rất đa dạng với hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương.
So với cùng kỳ 2018, thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2019 đạt 2,28 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng năm trước. Riêng tháng 9/2019 kim ngạch đạt gần 248 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng 8/2019.
10 tháng 2019, chi nhập khẩu thuốc chạm con số 2,545 tỷ USD, tăng11% so với cùng kỳ. Với mức nhập khẩu trung bình khoảng 245 triệu USD/tháng, dự kiến năm 2019, chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm của nước ta có thể chạm mốc 3 tỷ USD.
Năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2,791 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức chi nhập khẩu 2,819 tỷ USD của năm 2017.
Đến hết tháng 9/2019, Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất của Việt Nam, đạt 296 triệu USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ 2018.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Đức, với giá trị nhập khẩu đạt 241,53 triệu USD, tăng 6,84% so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam còn nhập khẩu thuốc từ các thị trường khác như: Ấn Độ đạt 183,36 triệu USD, giảm 3,33%; Hàn Quốc tăng 10,23% đạt 131 triệu USD, Thụy Sỹ đạt 130 triệu USD... Đáng chú ý, hết quý III/2019 Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thuốc từ thị trường Achentina với mức tăng gấp 2,5 lần, tăng 149% tuy chỉ đạt 11,01 triệu USD.
Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu thuốc 9 tháng năm 2019 của Việt Nam có thêm thị trường Bangladesh với kim ngạch đạt 15,64 triệu USD.
Tổ chức nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) dự báo, quy mô thị trường dược Việt Nam sẽ đạt 6,5 tỷ USD trong năm 2019, cùng mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 là 10,6%/năm, và có thể đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026.
Việc không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới và chỉ một số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.
Việt Nam hiện có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc).
Sản xuất trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài). Trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại, trong đó,80% - 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo