Thị trường

Nhập khẩu hàng hóa để thay đổi bao bì và xuất khẩu không được làm đổi bản chất, xuất xứ hàng hóa

Mới đây, Cục Hải quan TP HCM đã có công văn gửi Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vướng mắc của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản liên quan vấn đề nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhưng không gia công chế biến và không tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nông sản Việt gặp nhiều bất lợi, xóa bỏ rào cản trì trệ về kinh doanh xăng dầu / Dược Lâm Đồng đồng ý “bán mình” cho Nguyễn Kim

Cụ thể, Theo Cục Hải quan TP HCM, trường hợp doanh nghiệp muốn nhập khấu hàng hóa vào Việt Nam sau đó thay đổi bao bì, đóng gói hàng hóa và xuất khấu hàng hóa ra nước ngoài, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu đáp ứng việc thay đổi bao bì, đóng gói lại hàng hóa không làm thay đổi bản chất hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

doanh nghiep nhap khau hang hoa de thay doi bao bi va xuat khau can dam bao khong lam thay doi ban chat xuat xu hang hoa
Ảnh minh họa.

Đối với một số trường hợp tạm nhập tái xuất hàng hóa để thực hiện một số công đoạn như tân trang, sửa chữa; chiếu xạ, khử trùng; đóng gói bao bì đơn giản... Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2862/GSQL-GQ3 ngày 12/9 và Bộ Công thương đã có công văn số 1THCS ngày 4/9 hướng dẫn thực hiện.

Theo đó doanh nghiệp thực hiện hoạt động đưa hàng hóa vào Việt Nam để sửa chữa, tân trang hoặc thực hiện dịch vụ tiệt trùng thiết bị y tế sau đó xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài... thì không phải là hoạt động gia công hay hoạt động tạm nhập tải xuất theo quy định của Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường và phải tuân thủ chính sách mặt hàng, chính sách thuế theo quy định hiện hành.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khấu, nhập khẩu hàng hóa thì phải có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Thông tư 09/2018/1TBTC.

Ngoài ra, đối với trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan, doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoạt động trong kho ngoại quan như gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa theo quy định tại Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

 

Theo Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm