Thị trường

Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương thiếu lao động

DNVN - Song hành với sự phát triển kinh tế, thời gian qua, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm tại Bình Dương có nhiều đổi mới tích cực góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên nguồn cung lao động tạiđây hiện vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầucủa doanh nghiệp…

Nguồn vốn giúp dân xóa đói, giảm nghèo / Siết lại quy định trên thị trường chứng khoán, loại bỏ cổ phiếu “trà đá”

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, hiện nay Trung tâm đã tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với tổng số gần 97.000 lao động. Trong đó, 69.143 lao động phổ thông, chiếm 71,3%; còn lại 27.732 lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật, chiếm 28,7%.

Ngành nghề tuyển dụng của các doanh nghiệp tham gia giao dịch lần này chủ yếu là các ngành dịch vụ vận tải, gỗ, xây dựng, văn phòng, bảo hiểm, điện tử, viễn thông, phân phối hàng tiêu dùng, kinh doanh địa ốc, may, giày dép, bảo vệ, cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm nông sản, bán hàng...

Người lao động theo dõi thông tin tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương

Người lao động theo dõi thông tin tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương (Ảnh: TL)

Những doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động hầu hết là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử với mức thu nhập bình quân từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.Tuy nhiên,do tuyển dụng số lượng lao động lớn nên nguồn cung lao động ở Bình Dươnghiện vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu.

Ông Nguyễn Thanh Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cho biết, nhu cầu lao động phân bổ đều ở các ngành da giày, may mặc, gỗ nội thất, cơ khí, vận hành máy, sản xuất thực phẩm, nước giải khát hoặc vị trí nhân viên kinh doanh tại văn phòng.

Số lượng lao động đến tìm việc nhiều nhưng cung chưa đủ cầu do xu hướng nhiều lao động chọn con đường đi xuất khẩu lao động. Nhiều tỉnh, thành phố cũng đã có các khu công nghiệp và có chính sách tuyển dụng lao động có tay nghề từ Đồng Nai và các tỉnh lân cận về.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động,thời gian quaTrung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương hỗ trợ tối đa doanh nghiệp quảng bá thông tin tuyển dụng đến người tìm việc bằng nhiều kênh, qua mạng xã hội; tăng cường cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thông báo tuyển dụng lao động tại các nơi công cộng; thuê lao động từ các doanh nghiệp cung ứng lao động hoặc các địa phương liên kết với trung tâm…

Một trưởng phòng nhân sự tại Công ty công nghệ bao bì Thanh Dương than phiền, thị trường lao động chủ yếu là cần kỹ năng chứ không phải bằng cấp. Học sinh - sinh viên có kỹ năng cứng nhưng doanh nghiệp lại cần kỹ năng mềm. Bởi, nếu chỉ có kiến thức trong sách vở thì khi áp dụng vào công việc lại là một thực tế lại khá xa.

"Điển hình như mới đây, công ty thiếu nhân viên bộ phận tin học văn phòng và tuyển dụng một cử nhân vừa mới tốt nghiệp. Khi tiếp xúc với công việc em này rất lúng túng. Còn đối với một số vị trí như: marketing, quản lý, bán hàng… thì công ty thiếu hụt thường xuyên do không thể tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu công việc”, vị này nói.

Anh Cao Hùng - Giám đốc một lãnh đạo một công ty sản xuất đồ gỗ đóng trên địa bàn phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, Bình Dươngcho biết, để có đủ lao động, công ty phải cử cán bộ ra các tỉnh miền Trung để tuyển dụng. Do nhu cầu phát triển sản xuất công ty cần tuyển thêm hơn 100 lao động, nhưng từ tết tới giờ tuyển vẫn chưa đủ.

“Không chỉ thiếu lao động, nhiều lao động đã ký hợp đồng chính thức với công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Số lao động được tuyển dụng mặc dù đã được đào tạo sơ cấp nhưng vẫn còn lạ lẫm với máy móc, với môi trường làm việc công nghiệp, hiện đại của cơ sở”, anh Hùng nói.

Nói về sự thiếu hụt lao động trong các nhà máy, xí nghiệp thời gian qua, ông Hùng nhận định nguyên nhân là do phần lớn doanh nghiệp tìm kiếm lao động có tay nghề cao và có kinh nghiệm. Song, nguồn lao động ở tỉnh vẫn chưa đáp ứng những điều này.

Đối với các lao động phổ thông, do ảnh hưởng bởi tác phong nông nghiệp, nên khi làm việc trong các dây chuyền sản xuất hiện đại với áp lực cao thì họ thấy đuối sức. Mặt khác, các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp hiện chưa cao, lương khởi điểm nhiều doanh nghiệp chưa tới 4 triệu đồng/tháng, nhưng yêu cầu công việc, giờ giấc lại quá cao. Có nơi người lao động phải làm việc xuyên suốt 8 - 10 tiếng/ngày nhưng tiền thêm giờ lại không bù đắp được sức lao động.

"Lao động cực nhọc, quyền lợi không được quan tâm đúng mức khiến người lao động không mặn mà. Họ bỏ việc hoặc đi xứ khác với hy vọng có thu nhập khá hơn. Một số khác không muốn ly hương thì quay về quê làm nông, làm thuê", ông Hùng cho hay.

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho rằng: Thực tế, có những doanh nghiệp tuyển lao động khó nhưng vẫn có những doanh nghiệp hút lao động, người lao động phải nộp đơn xếp hàng chờ được phỏng vấn, như vậy nếu doanh nghiệp có chính sách lương, phúc lợi tốt sẽ thu hút được người lao động vào làm việc.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm