Thị trường

Truy xuất nguồn gốc: “Chìa khóa” lòng tin khách hàng

DNVN – Đó là khẳng định của ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ truy xuất nguồn gốc trong sản xuất - Giải pháp hưởng tới nền nông nghiệp bền vững”, diễn ra sáng 14/6, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam phải chấp nhận 'luật chơi' về truy xuất nguồn gốc hàng hóa / Doanh nghiệp lúng túng trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Theo ông Vinh, việc áp dụng mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, giúp các bên liên quan truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác.

Ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng, phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học (Ảnh: VH)

Ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng, phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học (Ảnh: VH)

“Khách hàng rất cần sự minh bạch thông tin về sản phẩm và hàng hóa để có thể yên tâm sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo, đồng thời chống gian lận thương mại. Đây là “chìa khóa” lòng tin của khách hàng”, ông Vinh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, khi áp dụng truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc còn tự phát, thông tin còn thiếu, không được xác nhận, không đầy đủ; các giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện có trên thị trường không tuân thủ theo Tiêu chuẩn GS1. Hiện trạng gian lận thương mại, phớt lờ nguồn gốc sản phẩm xảy ra còn phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi, đặc biệt với các sản phẩm nông nghiệp, gây khó khăn cho người tiêu dụng.

Do đó, Tổng cục Đo lường chất lượng đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ truy xuất nguồn gốc trong sản xuất - Giải pháp hưởng tới nền nông nghiệp bền vững”, với mục tiêu phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.

 

Đây là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Đề án 100 của Chính phủ về việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, với mục tiêu phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đại diện Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia giới thiệu về hệ thống truy xuất nguồn gốc theo mã số, mã vạch (Ảnh: VH)

Đại diện Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia giới thiệu về hệ thống truy xuất nguồn gốc theo mã số, mã vạch (Ảnh: VH)

Tại Hội thảo, đại diện Trung tâm mã số, mã vạch Quốc gia cũng đã trình bày về “Hệ thống Truy xuất nguồn gốc theo chuẩn quốc tế"; giới thiệu về Đề án 100 của Chính Phủ trong việc triển khai áp dụng và quản lý Hệ thống Truy xuất nguồn gốc; trình bày về Chương trình thí điểm Hệ thống Truy xuất nguồn gốc theo Mã số, mã vạch tại Việt Nam…

 

Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) phổ biến Chương trình chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ khi áp dụng TCVN 1041 trong thực tế.

Cũng tại Hội thảo, đại diện ngành chức năng và các doanh nghiệp tai địa phương đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm khi ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc… Lãnh đạo Tổng cục Đo lường chất lượng trao giấy chứng nhận tham gia Chương trình thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Đà Lạt cho các bên tham gia.


VIÊN HỮU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm