Thị trường

Nhiều nghề mới ở Việt Nam hứa hẹn doanh thu tỷ USD nhờ Cách mạng 4.0

Ngoài tổng thu nhập quốc dân (GDP) của Việt Nam năm 2030 có thể tăng thêm 62,1 tỷ USD, nhiều ngành, lĩnh vực mới sẽ hứa hẹn đem lại doanh thu từ vài tỷ đến vài chục tỷ USD ở Việt Nam nhờ vào việc thực hiện và ứng dụng Cách mạng 4.0 trong nền kinh tế.

Vì sao gió hiu hiu là DN xuất khẩu gạo, nông dân trồng lúa ngã bệnh? / Giá gas tăng lần thứ 3 liên tiếp

Đây là một chi tiết trong nghiên cứu tác động đến kinh tế Việt Nam nếu thực hiện và áp dụng các tiến bộ Cách mạng 4.0 vào nền kinh tế Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại Hội thảo "Cách mạng 4.0 và kinh nghiệm Nhật Bản" được tổ chức sáng nay (1/3).

Nhiều nghề mới ở Việt Nam hứa hẹn doanh thu tỷ USD nhờ Cách mạng 4.0 - 1

Cách mạng 4.0 hứa hẹn tăng quy mô GDP và khiến nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam có doanh thu từ vài tỷ đến hàng chục tỷ USD

Theo báo cáo của CIEM, so với kịch bản chỉ có cải cách kinh tế (không thực hiện CMCN 4.0), CMCN 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 - 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP đến năm 2030, tùy theo từng kịch bản.

Mức độ tăng thêm GDP thấp nhất là quy mô GDP tăng khoảng 28,5 tỷ USD và cao nhất tăng thêm hơn 62,1 tỷ USD.

GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315-640 USD/người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm.

Tăng trưởng sản xuất nhờ CMCN 4.0 tạo ra việc làm mới với mức tăng thuần ước tính 1,3-3,1 triệu việc làm đến năm 2030; một số công việc sẽ giảm đi trong khi nhiều công việc mới được tạo ra.

Báo cáo của CIEM khẳng định, các ngành truyền thống của Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm giá trị gia tăng nếu thực hiện Cách mạng 4.0, đơn cử ngành chế tạo sẽ tăng thêm 7-14 tỷ USD tùy mức độ ứng dụng.

 

Ngành nông nghiệp truyền thống tăng thêm 4,9 tỷ USD nhờ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất.

Ngành tài chính sẽ tăng thêm 3,5 tỷ USD nhờ có thêm sản phẩm, dịch vụ và tiết kiệm chi phí. Ngành thông tin và truyền thông sẽ tăng thêm 2,5 tỷ USD, tăng 77% so với trường hợp không thực hiện CMCN 4.0...

Ngoài các ngành, lĩnh vực truyền thống, Cách mạng 4.0 sẽ phát triển những ngành, lĩnh vực mới là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam (IoT, media, kinh tế số, v.v.)

Dự báo các ngành này sẽ có doanh thu năm 2030 rất cao như thương mại điện tử đạt 40 tỷ USD, sản xuất thiết bị robot - trí tuệ nhân tạo AI hơn 420 triệu USD; phân tích dữ liệu: 730 triệu USD; điện toán đám mây: 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ: 2,2 tỷ USD, Fintech: 1,5 tỷ USD và nông nghiệp thông minh: 1,7 tỷ USD...

Viện Nghiên cứu CIEM phân tích nhiều lợi thế của Việt Nam như số dân hiện nay đạt 96 triệu người, trong đó 67% dân số sử dụng internet, 57% dân số tích cực sử dụng mạng xã hội và 73% dân số có điện thoại di động cá nhân. Đây là điều kiện cần và đủ để các ứng dụng số cho các ngành viễn thông, hạ tầng dịch vụ tài chính, thanh toán..

 

Thêm nữa, thái độ của người Việt Nam đối với công nghệ rất tích cực và có tiềm năng lớn, 61% người Việt tin rằng các công nghệ mới mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro.

Theo đánh giá của Viện CIEM, Việt Nam là thị trường tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ CNTT&TT rất lớn lớn, năm 2017 ước đạt 12,7 tỷ USD và năm 2018 là 13,4 tỷ USD, những năm tiếp theo doanh thu sẽ còn rất lớn do nhiều sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm được ứng dụng thực tiễn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Việt Nam là năng lực làm khoa học và công nghệ còn rất khiêm tốn so với các nước trên thế giới.

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 84/100 nước xét về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) dựa vào tỷ lệ % GDP, Việt Nam xếp thứ 74/100 xét về số lượng công bố khoa học chia cho GDP (PPP/USD).

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu: nhỏ lẻ, phân tán; thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho các công ty khởi nghiệp như kết nối internet, phòng thí nghiệm R&D, trung tâm dữ liệu để truy cập thông tin ở Việt Nam và trên toàn cầu; chưa có một hệ thống hỗ trợ kinh doanh tích hợp đầy đủ để hỗ trợ hậu cần, cuộc sống người lao động, và dịch vụ công một cửa cung cấp dịch vụ công nhanh hơn và đơn giản hơn.

 

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm